Tập Cầm Nắm Cho Bé Đúng Cách, 2 Bài Tập Tại Nhà Hiệu Quả

Tập cầm nắm cho bé là điều mà ba mẹ nào cũng quan tâm, đặc biệt là ba mẹ có con chậm cầm nắm. Tuy nhiên, các bài tập cầm nắm cho bé chỉ mang tính chất bổ trợ chứ không thể giúp con cầm nắm được ngay. Giải pháp an toàn nhất vẫn là đưa bé đến các trung tâm y tế để được can thiệp điều trị.

tập cầm nắm cho bé
Tập cầm nắm cho bé như thế nào là điều mà nhiều ba mẹ quan tâm

Tập cầm nắm cho bé như thế nào là đúng cách?

Tập cầm nắm cho bé đúng cách là khi con đủ phù hợp, cơ xương bàn tay đủ cứng chắc và được tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.

Có rất nhiều ba mẹ tập cầm nắm cho bé theo các mẹo truyền miệng hay theo thông tin trên internet dẫn đến kết quả bé không những không cải thiện mà còn khiến trẻ bị yếu cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Mặc dù có những nguồn thông tin trên internet đều đã được tham vấn bởi bác sĩ chuyên môn, nhưng không phải trẻ nào cũng phù hợp với phương pháp này. Vậy nên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để không bị ảnh hưởng cơ xương khớp của bé ba mẹ nhé.

Tập cầm nắm cho bé như thế nào là đúng cách?
Ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tập luyện cho trẻ

Ba mẹ cũng nên lưu ý nắm rõ các mốc phát triển của con để biết con phù hợp với phương pháp nào. Nếu con dưới 3 tháng tuổi ba mẹ chỉ nên cho con tập cầm nắm những vật mềm, nhẹ và tập nhẹ nhàng vì cơ xương bàn tay con chưa phát triển hết. Ngoài 3 tháng tuổi, ba mẹ có thể áp dụng dần dần những phương pháp khác theo mức độ nâng cao hơn.

>>>>> Tham khảo chi tiết: Khi Nào Trẻ Biết Cầm Nắm Đồ Vật? Chậm Nhất Là Mấy Tháng?

2 bài tập cầm nắm cho bé hiệu quả tại nhà

Ngoài việc can thiệp trị liệu, ba mẹ cũng nên áp dụng song song tập luyện cho bé. Dưới đây là 2 bài tập cầm nắm cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé tại nhà

2 bài tập cầm nắm cho bé hiệu quả tại nhà
Tập cầm nắm cho bé tại nhà giúp bé nâng cao kỹ năng cầm nắm

Bài tập 1: Luyện tập nắm tay và xòe ra

Trẻ từ khi sinh ra đã có thể nắm hai tay rất chắc và thường sẽ nắm chặt hai tay như nắm đấm. Theo ý kiến từ các bác sĩ, “phản xạ nắm” này của trẻ bắt nguồn từ hoạt động cơ bản của hệ thần kinh. Vậy nên khi ba mẹ tập cho bé cầm nắm thì đồng nghĩa với việc các tế bào thần kinh của bé cũng đang hoạt động.

Cách thức thực hiện:

  • Khi con đang nắm tay ba mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt từ mu bàn tay của bé trở xuống cổ tay để bé xòe tay ra.
  • Khi con đã xòe tay, ba mẹ hãy đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay con, quan sát sẽ thấy con lập tức sẽ tự có phản xạ nắm chặt ngón tay của ba mẹ.
2 bài tập cầm nắm cho bé hiệu quả tại nhà
Trẻ đã có phản xạ nắm chặt tay từ khi sinh ra

Bài tập này áp dụng được từ khi con mới sinh ra cho đến khi con 2 tháng tuổi và có thể là bước đệm để con phát triển kỹ năng cầm nắm của mình. Vậy nên ba mẹ hãy chăm chỉ tập luyện cùng con nhiều lần mỗi ngày nhé.

Bài tập 2: Cầm nắm đồ vật

Khi bé sang giai đoạn 3,4 tháng tuổi, ba mẹ hãy tiếp tục tập luyện cho bé bằng cách cho bé cầm nắm đồ chơi hoặc các đồ vật với kích thước khác nhau.

Cách thức thực hiện:

  • Hãy bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi cầm nắm cho trẻ sơ sinh có kích thước vừa đủ như lục lạc, cao su hình thú với nhiều màu sắc khác nhau. Điều này cũng làm trẻ phát triển thêm về khả năng tư duy, sáng tạo.
  • Sau khi bé đã thành thảo với những đồ chơi có kích thước nhỏ, ba mẹ có thể cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước lớn hơn, nhiều hình dáng hơn chút.
  • Ở giai đoạn này trẻ thường hay ngứa lợi và thích đưa đồ vật vào miệng, vậy nên ba mẹ cần lựa chọn đồ chơi được làm từ chất liệu an toàn, không quá cứng, không quá nhọn và không mùi gây hại cho trẻ.
2 bài tập cầm nắm cho bé hiệu quả tại nhà
Ba mẹ nên lựa chọn đồ chơi có chất liệu an toàn cho trẻ tập luyện

Bài tập này sẽ giúp trẻ cải thiện kỹ năng cầm nắm một cách vượt trội. Và đây cũng là một cách để ba mẹ có thể tập luyện dần cho bé đến khi bé đủ tuổi theo chế độ ăn dặm. Khi bé đến tuổi ăn dặm, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm blw cho con và chắc chắn sẽ thấy bất ngờ khi con có thể bốc nhón thức ăn một cách thành thạo đấy.

Vậy nên ba mẹ hãy áp dụng bài tập cầm nắm đồ vật này thường xuyên cho con nhé. Nhất là với trẻ chậm cầm nắm như trẻ 5 tháng chưa biết cầm nắm thì càng cần phải tích cực áp dụng các bài tập trên.

Một số lưu ý khi áp dụng tập cầm nắm cho trẻ

Để quá trình tập cầm nắm cho bé được diễn ra dễ dàng và thuận lợi thì ba mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau

  • Các bài tập chỉ mang tính bổ trợ chứ không thể thay thế được biện pháp y khoa. Vậy nên nếu con không có sự cải thiện từ những tháng đầu hoặc sang tháng thứ 3 con chưa biết cầm nắm thì cha mẹ nên đưa con đi thăm khám hoặc tham khảo vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà.
  • Trong quá trình cho trẻ tập luyện, ba mẹ nên chú ý đến trẻ và không được để trẻ một mình. Hãy tận dụng thời gian chơi cùng con để con có thể phát triển thêm về khả năng giao tiếp.
  • Lựa chọn những đồ vật tập luyện đảm bảo độ an toàn cho trẻ, có chất liệu mềm, trọng lượng nhẹ và xuất xứ rõ ràng,
  • Nếu con không thích hoặc không hợp tác thì ba mẹ không nên ép con tập luyện, vì có thể tay con vẫn còn yếu và chưa thể cầm đồ vật một cách chắc chắn.
  • Không nên tập luyện cho con quá nhiều. Chỉ nên tập 2 đến 3 lần một ngày và mỗi lần khoảng 10, 15 giây. Việc tập luyện quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương bàn tay của con.
Một số lưu ý khi áp dụng tập cầm nắm cho trẻ
Ba mẹ nên dành thời gian tập luyện và tương tác cùng con mỗi ngày

Bài viết trên đây đã cung cấp cho ba mẹ phương pháp tập cầm nắm cho bé hiệu quả. Hy vọng ba mẹ và trẻ sẽ có quá trình tập luyện thật hữu ích và nếu còn thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận để được chúng tôi tư vấn thêm!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận