Hướng Dẫn 5 Bài Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Bại Não đơn giản tại nhà

Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não là một trong những phương pháp giúp trẻ nâng cao khả năng vận động và tình độc lập trong cuộc sống hằng ngày. Sau đây là 5 bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não tại nhà đơn giản, dễ thực hiện.

bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Bài tập điều chỉnh đầu về vị trí giữa ở tư thế nằm ngửa

Một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não

Tương tự như những bài tập vật lý trị liệu khác như vật lý trị liệu cho trẻ sinh non, trẻ down,… vật lý trị liệu cho trẻ bại não cần được tập thường xuyên và đều đặn để đạt nhanh chóng đạt hiệu quả. Ở bước đầu tập luyện, bài tập nên được hướng dẫn thực hiện bởi các chuyên viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Sau đây là một số bài tập vật lý trị liệu cho được áp dụng phổ biến cho trẻ bại não tại nhà.

1. Bài tập điều chỉnh đầu về vị trí giữa ở tư thế nằm ngửa

Mục tiêu: Bài tập này luyện tập cho trẻ kiểm soát được cơ vùng cổ. Trẻ khi đó sẽ không bị ưỡn đầu ra sau quá mức. Bài tập có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi, là bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa. Sau đó, kỹ thuật viên hoặc người nhà ngồi ở phía dưới chân trẻ.
  • Bước 2: Dùng 2 tay đỡ lấy đầu trẻ ngay phần sau chẩn. Tỳ hai cẳng tay xuống hai vai trẻ với một lực nhẹ đồng thời nâng đầu trẻ lên. Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật cần tránh để phần vai trẻ bị nâng lên.

2. Bài tập tạo thuận nâng đầu bằng tay ở tư thế nằm sấp

Mục tiêu: Bài tập này hỗ trợ làm khỏe nhóm cơ duỗi ở cổ và thân mình. Kết thúc quá trình trẻ có khả năng nâng đầu và ngực cao và giữ được trong vòng 1 giây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm sấp và dùng một gối nhỏ kê dưới ngực trẻ. Thông thường, gối nên cpf hình tam giác là tốt nhất. kỹ thuật viên hoặc người nhà cần ngồi bên cạnh trẻ.
  • Bước 2: Cố định một tay trên lưng trẻ. Ở tay kia cần dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn dọc theo các gai đốt sống. Các đốt sống cần thực hiện là C7-S1. Lưu ý cần tác động một lực vừa đủ lên lưng bé và day ấn trong khoảng thời gian 3s. kỹ thuật viên hoặc người nhà lặp lại động tác trên khoảng 10 lần.

>>>Tham khảo thêm: Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà: 3 Sai Lầm Cần Tránh

tạo thuận nâng đầu
Bài tập tạo thuận nâng đầu bằng tay ở tư thế nằm sấp

3. Bài tập tạo thuận nâng đầu bằng sử dụng gối kê trước ngực

Mục tiêu: Bài tập được thiết kế với mục đích làm khỏe nhóm cơ duỗi ở cổ và thân. Sau một khoảng thời gian luyện tập, trẻ có khả năng nâng cao đầu và ngực giữ trong khoảng 30 giây – 1 phút.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trẻ nằm sấp và kê dưới ngực một chiếc gối tam giác nhỏ. Đặt hai tay trẻ ra trước và chống vuông góc với khớp vai. Lưu ý khuỷu tay trẻ cần vuông góc với cẳng tay. kỹ thuật viên hoặc người nhà sẽ ngồi tại vị trí cạnh trẻ.
  • Bước 2: kỹ thuật viên hoặc người nhà dùng một tay để cố định mông trẻ. Ở tay kia, mẹ hãy dùng một loại đồ chơi để kích thích trẻ. Khi đó, trẻ sẽ cố nâng đầu lên về phía trước.

4. Điều chỉnh đầu cổ về vị trí trung gian ở tư thế nằm sấp trên bóng

Mục tiêu: Bài tập hỗ trợ làm khỏe nhóm duỗi cổ và thân mình của trẻ. Kết thúc bài tập, trẻ có thể duỗi tân thành thạo và với tay về phía trước.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm sấp trên bóng tròn với hai chân dạng, khớp gối hướng về phía bên ngoài. kỹ thuật viên hoặc người nhà ngồi hoặc quỳ tại phía chân trẻ.
  • Bước 2: kỹ thuật viên hoặc người nhà sử dụng hai tay giữ hai khớp gối của trẻ. Đẩy bóng lăn từ từ về bốn phía, ra trước sau và sang hai bên. Đặt một món đồ chơi nhỏ ở phía trước để trẻ ngẩng đầu và nâng thân. Đồng thời, hai tay trẻ sẽ với về phía trước một cách thành thục.

5. Bài tập thăng bằng ngồi trên bóng

Mục tiêu: Bài tập hỗ trợ cải thiện khả năng thăng bằng cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt trẻ ngồi trên bóng. kỹ thuật viên hoặc người nhà đứng ở phía sau trẻ.
  • Bước 2: Dùng tay giữ chắc hông trẻ và đẩy bóng về bốn phía trước sau và hai bên trẻ. Khi trẻ đã quen với tốc độ tập, kỹ thuật viên hoặc người nhà có thể giảm dần sự trợ giúp ở hai bên hông của trẻ.

Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ bại não tại nhà

Khi thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ bại não tại nhà, người nhà cần lưu ý một số điều sau đây để quá trình luyện tập có thể đạt hiệu quả:

  • Thực hành các bài tập đều đặn ít nhất hai lần một ngày. Khi đó, độ cứng khớp của trẻ sẽ giảm dần, hệ tuần hoàn cũng như các cơ được kích thích.
  • Khuyến khích trẻ tự thực hiện các bài tập càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ kích thích phản xạ tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, trong mẹ muốn thực hiện vật lý trị liệu với trẻ thuộc đối tượng khác như vật lý trị liệu cho trẻ bị down, cần hỏi trước ý kiến bác sĩ.
  • Khi hướng dẫn trẻ bại não một cách thụ động, hãy nhẹ nhàng với trẻ. Tuyệt đối không ép cơ của trẻ để vượt quá sức cản tự nhiên.
  • Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như đau, sưng kéo dài sau tiến hành các bài tập vật lý trị liệu, mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và theo dõi.
tập vật lý trị liệu cho bé đều đặn
Thực hành các bài tập đều đặn ít nhất hai lần một ngày

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 5 bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Ở những bước đầu luyện tập, cha mẹ nên tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn để đảm bảo thực hiện bài tập theo đúng kỹ thuật, giúp trẻ đạt được hiệu quả sau khi tập luyện.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận