Điều trị bại não bằng phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền

Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1960, đây là một dạng châm cứu bằng phương pháp mới dựa trên việc phối hợp của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, bằng cách đưa một loại chỉ tự tiêu đặc biệt vào huyệt của hệ kinh lạc để duy trì kích thích lâu dài qua đó tạo nên tác dụng như châm cứu. Sau khi nằm trong các huyệt vị của Châm cứu, chỉ sẽ phát huy tác dụng suốt ngày đêm, kích thích các huyệt, lưu thông khí huyết liên tục.

Sợi chỉ sẽ liên tục kích thích trong vòng 3 tuần sẽ tiêu hết, trong thời gian đó trẻ cần phải được kết hợp với, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và tập vận động mới mang lại hiệu quả tốt.

Hiện chưa có công trình nghiên cứu về kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bại não. Theo một số bác sĩ YHCT của phương pháp cấy chỉ là kích thích sự hồi phục của các trung khu thần kinh trên vỏ não và hệ thống thần kinh ngoại vi; tăng cường máu cung cấp đến các vùng cơ liệt và não bộ; tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, kích thích cơ thể tăng sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm, phục hồi tổ chức thần kinh bị tổn thương.

Tuy nhiên, trên thế giới các Nhà khoa học vẫn chỉ công nhận hiệu quả của Phục hồi chức năng (vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dinh dưỡng, giáo dục) đối với trẻ bại não.

Điều trị bại não bằng phương pháp cấy chỉ y học cổ truyền

Theo Bác sĩ YHCT của Trung tâm VinaHealth, bên cạnh những ưu điểm, cấy chỉ lại có nhược điểm là có thể gây phản ứng viêm vì đây là một thủ thuật đưa một loại protein lạ vào cơ thể, do đó ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên khi cấy chỉ có thể gây ra sưng đau nơi cấy chỉ, sốt,… khiến trẻ khó chịu. Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi cấy chỉ, và đưa trẻ đến cấy chỉ ở những địa chỉ uy tín.

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu chỉ cấy chỉ đơn thuần thì có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh kèm theo trên các trẻ tổn thương não như viêm phổi, táo bón,…Còn muốn trẻ vận động tốt hơn, vẫn cần phải kết hợp với các phương pháp khác như xoa bóp bấm huyệt, phục hồi chức năng mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận