Trẻ Em Chậm Nói Nhất Là Mấy Tháng? Bao Lâu Cần Can Thiệp?

Trẻ em chậm nói là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ khi lớn lên. Theo các chuyên gia, giai đoạn vàng của trẻ chậm nói có thể tiến bộ là trước 3 tuổi. Vì vậy, bố mẹ nên cho con can thiệp ngay từ sớm để con có thể được tiến bộ tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói có thể phát hiện từ khi còn sớm

Trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng?

Theo các chuyên gia, không có thời hạn quy định trẻ sẽ hết chậm nói khi đến thời điểm đó. Bố mẹ có thể nhận biết được trẻ chậm nói ngay từ khi con 3-4 tháng tuổi bằng những dấu hiệu thường thấy. Chứng chậm nói của trẻ sẽ kéo dài theo thời gian khi trẻ lớn lên nếu như không được điều trị kịp thời.

Trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng?
Không có quy định mốc thời gian chậm nói nhất của trẻ

Sai lầm của một số gia đình là nghĩ con chỉ chậm nói trong một khoảng thời điểm nhất định, sau thời điểm đó con sẽ nói được như bình thường mà không để tâm đến trẻ chậm nói có sao không. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nếu như trẻ không được tác động bởi các phương pháp âm ngữ trị liệu, hoặc can thiệp thì tình trạng vẫn sẽ kéo dài.

Bố mẹ không can thiệp cho con ngay từ sớm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ, khiến cho trẻ nói ngọng, nói lắp, dần hình thành sự tự ti với các bạn bè. Bố mẹ nên nhận biết con có dấu hiệu chậm nói ngay từ sớm để áp dụng phục hồi chức năng can thiệp cho con.

Trẻ bao nhiêu tuổi được xem là chậm nói

Với những trẻ mắc chứng chậm nói, khi trẻ 3-4 tháng tuổi đã có những dấu hiệu chậm nói và được đánh giá mắc chứng chậm nói.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu giao tiếp của từng trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau để thể hiện khác nhau về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngay từ khi mới sinh ra sẽ có những dấu hiệu trẻ chậm nói thông thường như khóc đòi đồ vật, hóng chuyện, quan sát, phát ra âm đơn,..Bố mẹ có thể quan sát các hoạt động của con để đánh giá về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Trẻ bao nhiêu tuổi được xem là chậm nói
Trẻ sơ sinh 4-5 tháng tuổi có thể nhận biết được dấu hiệu chậm nói

Hầu hết trẻ sẽ có những biểu hiện trên khi trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi. Nếu như trẻ vẫn không xuất hiện các dấu hiệu trên khi đã quá 12 tháng tuổi thì bố mẹ nên cho con tới ngay các trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra, đánh giá mức độ chậm nói của trẻ và đưa ra phương pháp dạy trẻ chậm nói phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên chờ đến khi trẻ lớn mới cho con đi kiểm tra và can thiệp. Khi đó trẻ em đã quá giai đoạn vàng và mức độ tiến bộ là rất thấp.

Nhiều gia đình khi thấy con lên 4-5 tuổi chưa nói được nhiều hoặc nói còn ngọng, nói lắp mới cho con đi kiểm tra và phát triển bé nhà mình mắc chứng chậm nói. Thực chất đây là một vấn đề nhiều bố mẹ gặp hiện nay nguyên nhân chính là do bố mẹ chủ quan. Cũng vì vậy mà để lại hệ luỵ nguy hiểm về sau cho trẻ.

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp

Theo các chuyên gia, bố mẹ nên can thiệp cho trẻ ngay từ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm nói. Ngay từ khi trẻ 3-4 tháng tuổi có những biểu hiện khác thường về giao tiếp, bố mẹ đã có thể cho con can thiệp bằng các phương pháp phục hồi chức năng. Ngoài 3 tuổi, tỷ lệ trẻ tiến bộ khi được can thiệp âm ngữ trị liệu sẽ không cao như trước và giảm dần khi số tuổi càng tăng.

Khi thấy con có những dấu hiệu bất thường sau đây, dù là bao nhiêu tuổi bố mẹ nên cho con trị liệu ngay lập tức.

  • Trẻ không có phản ứng khi xuất hiện những âm thanh xung quanh
  • Bố mẹ nói nhưng trẻ không giao tiếp lại
  • Trẻ không để ý đến những đồ vật xung quanh
  • Khi trẻ lên 6 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười
  • Trẻ chưa có dấu hiệu bập bẹ khi 7-8 tháng
  • Khi trẻ lên 2 tuổi nhưng chưa nói được từ đơn
Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp
Bố mẹ nên cho con can thiệp trị liệu để cải thiện

Nếu như trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm phục hồi chức năng để được các nhà chuyên môn kiểm tra đánh giá và đưa ra phương hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuỳ thuộc vào tình trạng của từng trẻ, các bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp trị liệu khác nhau đảm bảo cho trẻ cải thiện tốt nhất.

Ngoài âm ngữ trị liệu thì một số trẻ còn cần áp dụng thêm can thiệp về nhận thức và vận động. Các phương pháp phục hồi chức năng đều cần sự kiên trì của bố mẹ, mất khá nhiều thời gian.

Bố mẹ nên làm gì khi con có dấu hiệu chậm nói

Khi thấy con có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ cần ngay lập tức cho con đến các trung tâm phục hồi chức năng để được kiểm tra và đánh giá về mức độ chậm nói của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần kết hợp tập luyện các phương pháp đơn giản cho con tại nhà để tăng hiệu quả cho trẻ về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Bố mẹ nên làm gì khi con có dấu hiệu chậm nói
Bố mẹ có thể tự dạy con những từ đơn giản tại nhà để con cải thiện nhanh hơn

Bố mẹ chính là người bạn đồng hành lớn nhất của con để giúp con có thể cải thiện tình trạng chậm nói. Nếu như bố mẹ không để tâm đến con, cho con can thiệp chậm và không áp dụng các phương pháp đơn giản để tập luyện cho con tại nhà thì cuộc sống về sau của con cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về trẻ chậm nói. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bố mẹ sẽ giải đáp được thắc mắc trẻ chậm nói nhất là bao nhiêu tháng. Từ đó lựa chọn được phương pháp trị liệu cho con kịp thời.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận