Trẻ chậm đi: Nguyên nhân tại đâu và cách khắc phục thế nào

Trẻ chậm đi cần được can thiệp sớm để đạt hiệu quả hồi phục tốt nhất, giúp bé nhanh chóng theo kịp các mốc phát triển. Dấu hiệu chậm đi ở trẻ lại rất “trầm lắng” so với các tình trạng khác và một số phụ huynh đang quá chủ quan rằng “khi con lớn con tự sẽ biết đi”. Dưới đây là những thông tin bố mẹ cần biết, cần hiểu rõ để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.

Trẻ chậm đi
Trẻ chậm đi do đâu? bố mẹ nên làm gì?

Tình trạng trẻ chậm đi là gì?

Trẻ được cho là chậm đi nếu đã đủ 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể tự bước đi một cách ổn định, vẫn cần tới sự trợ giúp của người lớn.

Theo công bố y khoa hiện nay, điều kiện để trẻ nhỏ biết đi cần: khung xương đủ cứng cáp, hệ thống thần kinh và cơ bắp phát triển bình thường. Theo thể trạng phát triển của trẻ nhỏ hiện nay, các bé sẽ bắt đầu tập đi ở tháng thứ 12 – 14 (tùy thuộc vào thể trạng mỗi bé thì thời gian tập đi bình thường ở trẻ có thể từ 10 tháng đến 18 tháng).

Tình trạng trẻ chậm đi là gì?
Trẻ chậm đi cần được kiểm tra, đánh giá và tiếp nhận phương án can thiệp sớm.

7 Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm đi

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình tập đi của trẻ. Thực tế, nguyên nhân chính khiến bé chậm đi không phải do thiếu canxi. Phụ huynh có thể tham khảo các nguyên nhân phổ biến hiện nay như sau:

1. Sinh non

Theo thống kê số trẻ chậm đi do sinh non chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay. Trẻ sinh non là em bé được chào đời trước khi hoàn tất quá trình phát triển trong bào thai.

Những bé sinh non thường sẽ thiệt thòi hơn những bé sinh đủ tháng vì khi đó các cơ quan trên cơ thể còn chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ vận động.

Một số trường hợp, em bé sinh non sẽ có cơ thể yếu ớt, khi trụ vững và biết đi sớm như các bạn đồng trang lứa. Như vậy cũng có nghĩa không phải bé sinh non nào cũng chậm đi.

Tình trạng bé chậm đi sẽ phụ thuộc vào mức độ sinh non, số tháng mà bé nằm trong tử cung của mẹ trước khi ra đời.

2. Chậm đi bẩm sinh

Trẻ chậm đi do bẩm sinh tức là nguyên nhân khiến bé chậm đi không phải do bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Nếu bố hoặc mẹ từng bị chậm đi từ thời thơ ấu thì có khả năng sẽ di truyền sang con.

Một trường hợp trẻ chậm đi bẩm sinh khác có thể do bé bị rối loạn tâm lý như: nhút nhát, sợ ngã sẽ đau,… điều này sẽ chỉ khiến kéo dài thời gian tập đi của bé nên các phụ huynh vẫn có thể an tâm rằng trẻ có thể đạt được tất cả các cột mốc quan trọng, các kỹ năng khác trong thời gian tới.

3. Mắc bệnh về xương khớp, cơ bắp

Một số ít trường hợp trẻ chậm đi, chậm các kỹ năng vận động như: cầm, nắm, kéo, ném, nâng đỡ,… là do cơ bắp hoặc cấu trúc cơ của bé gặp phải bệnh lý bất thường.

Các bệnh lý về xương khớp, cơ bắp sẽ khiến trương lực cơ yếu như:

  • Chứng loạn dưỡng cơ.
  • Dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn khớp với xương hông).
  • Chứng teo cơ bắp chân.
  • Suy nhược cơ.
  • Một số bệnh về cơ bắp khác,..

Những bệnh lý này thường sẽ xuất hiện ở tay và chân nên gây ra trình trạng chậm vận động ở trẻ. Nếu trẻ mắc một trong các chứng bệnh trên sẽ có biểu hiện như: chân tay yếu ớt, không tạo ra phản xạ liên tục, bé không có các vận động tự phát.

nguyên nhân trẻ chậm đi
Bố mẹ hãy thường xuyên quan sát, tập luyện cùng bé để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

4. Do tính cách của trẻ

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, một số trẻ nhỏ sẽ có tính cách trầm hơn các bạn đồng trang lứa. Chính vì vậy dù bé đã biết đi nhưng chỉ thích nằm và ngồi chơi một chỗ, chơi một mình và không thích giao tiếp với người khác. Đây cũng là một trong số nguyên nhân trẻ chậm đi mà bố mẹ cần lưu ý.

5. Bại não và các rối loạn khác của não bộ

Những nguyên nhân khiến trẻ bại não, não bộ phát triển không đầy đủ là:

  • Các chứng rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh.
  • Độ biến não từ trong thai kỳ.
  • rối loạn nhiễm sắc thể (như Down, Tay-Sách Prader-Willi, Williams,…)
  • Di chứng não do can thiệp trong lúc sinh em bé (thủ thuật Forcep)
  • Bệnh viêm não, viêm màng não, xuất huyết não.
  • Phải nằm điều trị ở khoa hồi sức sơ sinh.
  • Bé bị động kinh trước thời điểm biết đi.
  • Mắc bệnh não úng thủy,…

Đây là những nguyên nhân khiến gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ ở trẻ, nhất là vùng não vận động (nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán).

Như vậy, bé sẽ chậm biết đi, thậm chí là không đi được do trung tâm hệ vận động không được hoàn thiện.

6. Các bệnh lý về nội tạng

Các bệnh lý về nội tạng làm ảnh hưởng tới quá trình tập đi của bé là bởi vì chúng khiến thể lực của bé bị suy giảm. Cụ thể một số bệnh lý về nội tạng như:

  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Thông động tĩnh mạch bẩm sinh,
  • Teo đường mật bẩm sinh,
  • Xương thủy tinh,
  • Viêm teo gan,…

Các bệnh lý về nội tạng sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh vận động của trẻ nhỏ nhưng chúng sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới các nhóm cơ.

Nếu trẻ mắc các bệnh lý về nội dụng sẽ chỉ đủ sức khỏe duy trì sự sống và không đủ thể lực làm những việc khác, trong đó có cả việc tập đi.

Trẻ chậm đi do mắc bệnh lý về nội tạng được xem như kết quả có thể dự báo trước và bố mẹ cần theo dõi, chăm sóc bé kỹ lưỡng.

7. Cách chăm sóc của gia đình

Gia đình là nơi giúp các bé có những bước đi đầu đời, bố mẹ không nên bao bọc con quá mức và hãy để bé có cơ hội tập đi.

Những trường hợp điển hình khiến trẻ chậm đi như:

  1. Một số trẻ ngay từ nhỏ đã phải điều trị tại bệnh viện, uống nhiều loại thuốc nên vô tình trong thời gian dài không được vận động.
  2. Các bạn nhỏ bị thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn hơn sức mạnh cơ chân nên việc di chuyển của bé trở nên khó khăn hơn các bạn đồng trang lứa. Thời gian tập đi của bé sẽ trễ hơn khaorng vài tuần cho đến vài tháng.
  3. Bố mẹ bổ sung thiếu vitamin D và canxi khiến bé bị suy dinh dưỡng, chân tay teo, cơ thể gầy gò. Như vậy bé sẽ không đủ sức để tập đi.

Dấu hiệu trẻ chậm đi bố mẹ cần biết

Để đánh giá được trẻ chậm đi các bậc phụ huynh cần nắm rõ các mốc phát triển của con từ dưới 6 tháng, sau 6 tháng, khi bé 1 tuổi, 2 tuổi và 3 tuổi. Thậm chí đối với các bé khỏe mạnh, lên cân, bú sữa tốt vẫn cần được theo dõi sát sao.

Cụ thể các mốc phát triển giúp bố mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ chậm đi như sau:

Để trẻ chậm phát triển thành...phát triển nhanh
3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bỏ, 9 tháng lò dò biết đi” là những mốc dễ nhận biết nhất để xem trẻ có chậm phát triển không

Đối với bé dưới 6 tháng

Mẹ nhớ cẩn thận theo dõi và cho con đi đến phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra nếu bé có những dấu hiệu dưới đây nhé:

  • Mắt chuyển động không tốt, hoặc tụ về một điểm hầu hết thời gian trong ngày
  • Không giật mình hay tỏ ra chú ý khi có tiếng ồn hoặc âm thanh xung quanh
  • Bé hơn 2 tháng không chú ý đến đôi bàn tay của mình
  • Bé 3 tháng không nhìn theo đồ vật chuyển động
  • Bé 3 tháng không đưa tay lấy đồ vật.
  • Bé 3 tháng mà chưa tự nâng đầu lên được
  • Bé 3 tháng chưa biết cười khi người xung quanh hỏi han
  • Bé 4 tháng chưa ê a hay cố gắng bắt chước âm thanh xung quanh
  • Bé 4 tháng chưa biết đưa đồ vật vào miệng
  • Bé 4 tháng mà không biết giẫm, chống chân mạnh khi đứng trên bề mặt cứng như bàn gỗ, sàn nhà…
  • Bé 5 tháng mà chưa biết lật

Khi bé hơn 6 tháng

  • Chân tay quá cứng nhắc hoặc cơ thể quá mềm
  • Đầu vẫn ngả về sau khi được kéo ngồi dậy
  • Với đồ vật chỉ bằng một tay
  • Không biết ôm
  • Bé chảy nước mắt liên tục hay mắt luôn bị đóng ghèn, hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng
  • Bé 6 tháng mà chưa thể ngồi khi được người lớn trợ giúp
  • Không cười lớn hay hò hét

Khi bé 1 tuổi

  • Không biết bò hay giữ thăng bằng trên 1 bên cơ thể khi đang bò
  • Không thể đứng khi được trợ giúp bởi người lớn
  • Không tìm kiếm đồ vật khi bé thấy chúng bị giấu đi
  • Trẻ bị chậm nói, không biết nói một từ đơn lẻ nào
  • Không biết diễn đạt bằng cử chỉ như lắc đầu, gật đầu
  • Không biết chỉ vào vật thể
  • Không thể đi khi đã được 18 tháng
  • Chưa thể bước tuần tự 2 chân khi bé đã biết đi được vài tháng

Đối với bé 2 tuổi

  • Không nói tối thiểu 15 từ
  • Không dùng những câu ngắn
  • Không bắt chước hành động hay từ ngữ
  • Không làm theo những chỉ dẫn đơn giản
  • Không biết đẩy những món đồ chơi có bánh xe

Đối với bé trên 3 tuổi

  • Thường xuyên té ngã hay gặp khó khăn khi leo bậc thang
  • Liên tục chảy nước miếng
  • Phát âm khó khăn
  • Không thao tác được khi sử dụng những đồ vật nhỏ
  • Bé không tham gia những trò chơi giả vờ làm người khác như làm ca sĩ, nhà buôn…
  • Tỏ ra không quan tâm đến những em bé khác xung quanh
  • Không giao tiếp bằng mắt
  • Không quan tâm đến đồ chơi

Cần làm gì khi trẻ chậm đi?

Đầu tiên khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm đi, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được kiểm tra đánh giá và tìm ra nguyên nhân. Trẻ nhỏ cần được can thiệp điều trị càng sớm thì tỷ lệ hồi phục càng lớn.

Tùy từng nguyên nhân khiến trẻ chậm đi, bố mẹ có thể áp dụng đúng phương án khắc phục tương ứng để đồng hành cùng con, giúp bé đuổi kịp mốc tiến bộ.

Cần làm gì khi trẻ chậm đi?
Bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn sớm phương pháp can thiệp để giúp bé sớm theo kịp mốc tiến bộ.

Bố mẹ nên tìm hiểu các phương pháp giúp bé tập luyện, thay đổi thói quen và cải thiện chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn. Một số loại vi khoáng chất thiết yếu cần bổ sung như: kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1,…

Trên hết, bố mẹ nên kiên trì đồng hành cùng con trong thời gian dài vì việc giúp bé cải thiện và đạt mốc tiến bộ theo cách tự nhiên sẽ không phải trong một sớm một chiều. Bố mẹ không nên quá nóng vội trong việc sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng, hãy thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.

Có nên can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ chậm đi?

Phục hồi chức năng hiện đang là phương pháp can thiệp hiệu quả khi trẻ chậm đi. Bố mẹ có thể cho bé can thiệp phục hồi chức năng ngay từ khi còn rất nhỏ.

Trẻ em phát triển rất nhanh chóng trong vài năm đầu đời, vậy nên trong giai đoạn này nếu bố mẹ nhận thấy bé chậm đi nên sớm cho bé kiểm tra đánh giá và can thiệp phục hồi chức năng nếu được bác sĩ chỉ định. Nếu kéo dài cho tới khi bé được 3 – 6 tuổi thì việc can thiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lúc này hệ thần kinh của bé đã trưởng thành và khó có thể uốn nắn được.

Có nên can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ chậm đi?
Phục hồi chức năng là một trong những phương pháp giúp bé đuổi kịp mốc phát triển.

Tuy nhiên việc tập phục hồi chức năng đòi hỏi nhà chuyên môn phải có kiến thức vững vàng, bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín hoặc trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép hoạt động. Có như vậy mới không làm lãng phí “thời gian vàng” của trẻ.

Cách dạy trẻ chậm đi như thế nào?

Hiện nay trên google, facebook, youtube,… hay các nền tảng mạng xã hội khác đều đăng tải nhiều clip, bài viết hướng dẫn dạy trẻ chậm biết đi. Bố mẹ có con chậm đi cần tìm hiểu rõ nguồn đăng tải, chọn lọc thông tin từ nhà chuyên môn uy tín.

Bố mẹ không nên cố gắng dạy trẻ chậm đi tại nhà nếu không có chuyên môn kỹ càng về phục hồi chức năng và không cho bé can thiệp tại các cơ sở không được cấp phép hoạt động. Việc thực hiện sai các thao tác có thể làm ảnh hưởng tới các khớp cơ, sự tiến bộ của trẻ.

Mỗi bé sẽ có một thể trạng khác nhau, bố mẹ không nên tự ý áp dụng phương pháp điều trị từ các gia đình đã từng can thiệp phục hồi chức năng mà không thông qua nhà chuyên môn.

Tóm lại, hãy sớm đưa bé đến bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được kiểm tra đánh giá và tiếp nhận phương pháp can thiệp phù hợp nhất với bé.

Cách dạy trẻ chậm đi như thế nào?
Tập phục hồi chức năng cho trẻ chậm đi tại trung tâm phục hồi chức năng uy tín.

Khi nghi ngờ bé có dấu hiệu trẻ chậm đi, chậm phát triển, mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Mặt khác, bạn không nên lo lắng, mất bình tĩnh bởi đôi khi bé chỉ lỗi nhịp ở một vài kỹ năng nhưng vẫn phát triển bình thường. Mẹ cần lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn về tình trạng của bé nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

7 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận