Điều Trị Vẹo Cổ Bẩm Sinh (Xơ Hóa Cơ Ức Đòn Chũm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Vẹo cổ bẩm sinh hay còn gọi là xơ hoá cơ ức đòn chũm là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ.

Vẹo cổ bẩm sinh là gì?

Vẹo cổ bẩm sinh là từ dùng để chỉ tình trạng cổ trẻ bị vẹo sang một bên khiến cho đầu trẻ cũng nghiêng sang bên bị vẹo. Nguyên nhân thường do tư thế xấu trong tử cung (ở trẻ sinh ngôi mông, dây nhau choàng cổ…), dẫn đến mạch máu nuôi cơ bị chèn ép làm cho xơ hoá cơ ức đòn chũm hoặc trong các trường hợp sinh khó, mạch máu trong cơ bị đứt gây chảy máu và từ cục máu đông bị xơ hoá làm co rút nhóm cơ này.

Veo Co Bam Sinh

Cơ ức đòn chũm là gì?

Ở người, có một cơ người ta gọi là cơ ức đòn chũm, có hình dáng như một dải sợi dày, dài bắt đầu từ sau tai, chạy xuống gần vào đầu trong của xương sườn cùng bên, ngay giữa ngực, tại hõm ức.

Co Uc Don Chum

Một năm đầu đời là quãng thời gian tập luyện vật lý trị liệu tốt nhất cho các bé có vấn đề về cơ ức đòn chũm, độ tuổi này các cơ của bé còn mềm mại. Việc tập luyện tuyệt đối phải do nhà chuyên môn chịu trách nhiệm, tránh để bé tổn thương thêm.

Nguyên nhân gây vẹo cổ bẩm sinh

Trong thời kỳ mang thai, khi bào thai lớn lên dần, bụng mẹ bắt đầu trở nên nhỏ chật. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi được sinh ra, trẻ nằm trong bụng mẹ với một vị trí rất thống khổ, co tay chân và không cử động nhiều vì khoảng không gian không thể giãn nở thêm được nữa.

Tre Nam Trong Bung Me

Ở một số trường hợp, trẻ không thể cử động được cổ trong một thời gian và cổ của trẻ được giữ liên tục ở một tư thế không cân đối, nghiêng về một bên trong suốt thời gian đó. Điều này ảnh hưởng đến sự tạo hình cân đối của cơ ức đòn chũm hai bên.

Kết quả là cơ ức đòn chũm của bên bị nghiêng trở nên cứng, co rút lại, trong khi cơ ức đòn chũm bên đối diện lại bị kéo dài ra, và yếu đi.

Khi trẻ được sinh ra, sự không đồng đều trong phát triển cơ này hai bên cổ sẽ tạo nên sự mất cân xứng trong thư thế của cổ và đầu của trẻ, và bạn sẽ thấy cổ và đầu của con cứ vẹo liên tục một bên, làm mặt của bé luôn hướng về bên còn lại. Tình trạng này gọi là xơ hoá cơ ức đòn chũm hay vẹo cổ bẩm sinh.

Xo Hoa Co Uc Don Chum

Nếu khám trẻ trong khoảng 4 tuần tuổi, sẽ thấy một khối u cứng ở vùng cổ, khối u này không căng lắm, di động dưới da và dính vào hay nằm trong cơ ức đòn chũm. Khối u thường to nhất khi trẻ đầy tháng tuổi sau đó nhỏ dần đi.

Khám trẻ sau 4 – 6 tháng tuổi thì thường không thấy khối u, chỉ thấy dải xơ cơ ức đòn chũm co cứng và bắt đầu biến dạng vùng mặt và xương sọ.

Điều trị vẹo cổ bẩm sinh

Vẹo cổ bẩm sinh là một tình trạng có thể điều chỉnh được một cách hiệu quả. Thường phát hiện khi trẻ được vài tuần tuổi, khi cơ cổ của trẻ đã phát triển hơn và trẻ bắt đầu lúc lắc qua lại nhiều hơn.

Nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn tới dẹt đầu tư thế, làm cho cơ ức đòn chũm bên bị vẹo co rút lại không hồi phục và phải phẫu thuật.

  • Nguyên tắc là giúp cho cơ ức đòn chũm mềm ra, kéo nó dài ra lại. Nếu bị vẹo cổ bên phải, đầu và mặt của bé sẽ hướng về bên trái.
  • Khi đặt trẻ nằm trên giường, trong cũi, đặt bé nằm sao cho bé phải quay mặt về bên phải để nhìn thấy bạn và người xung quanh.
  • Khi ẳm bồng đứng trẻ, nên để đầu trẻ dựa vào vai trái của mình, vì trẻ có xu hướng muốn nhìn về phía bên phải ở tư thế đó
  • Khi đặt trẻ nằm ngữa để thay ta, quay mặt và cằm về bên phải, kéo nhẹ nhàng cổ nghiêng về bên trái. Sau mỗi động tác xoay và nghiêng cổ, giữ lại vài giây. Ít nhất 5 lần/ngày.
  • Cho bé nằm bụng càng sớm càng tốt, bé tập vướn cổ lên, giữ cổ vững.
  • Tập càng sớm càng tốt, ngay trong tháng đầu, tập thường xuyên cho đến khi bé hết vẹo cổ hoàn toàn.

Gặp chuyên gia của Trung tâm VinaHealth để có thêm lời khuyên về vẹo cổ bẩm sinh: 0937566333

Nếu còn lo lắng bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất để được tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng chức năng cho trẻ. Trẻ 4 tháng trở đi có vẹo cổ mắc phải, có thể lành tính, nhưng cũng có thể do hậu quả của tình trạng bệnh nguy hiểm hơn nên đi khám để được loại trừ, cũng như được can thiệp điều trị kịp thời.

 

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

19 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận