Cảnh báo những dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ bại não co cứng người, trẻ không kiểm soát được đầu, cổ, hai tay của trẻ luôn nắm chặt lại là những dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể nhận biết được tại nhà để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời. Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu trên, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

dấu hiệu trẻ bại não
Trẻ bại não thường xuất hiện những biểu hiện bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết

Dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh

Trẻ bại não ở mỗi giai đoạn lại xuất hiện những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn trẻ mắc bệnh bại não. Hiện nay, dấu hiệu bại não ở trẻ em được chia thành 3 giai đoạn chính là:

Dấu hiệu bại não ở trẻ 3 đến 4 tháng tuổi

Trẻ giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi, bố mẹ đã có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị bại não qua các biểu hiện sau:

  • Trẻ không khóc hoặc khóc không ra tiếng bắt đầu từ khi sinh ra
  • Cơ thể trẻ mềm, cơ thể không săn chắc
  • Trẻ không giữ thẳng đầu khi được bế, thường ngửa ra đằng sau và không ngẩng đầu lên được
  • Chân tay trẻ co cứng lại
  • Lưng và cổ của trẻ mềm, các khớp không liên kết với nhau
  • Trẻ có khả năng bú kém nên thường xuyên bị sặc sữa
  • Có dấu hiệu hay thè lưỡi ra ngoài
  • Kích thước đầu của trẻ to hơn so với kích thước thông thường và phình to ra hơn theo thời gian
  • Trẻ quấy nhiễu, khóc nhiều mặc dù không gặp phải các vấn đề như đói, đi vệ sinh,..
Dấu hiệu bại não ở trẻ 3 đến 4 tháng tuổi
Trẻ bại não 3-4 tháng tuổi thường quấy nhiễu không lý do

Dấu hiệu bại não ở trẻ 5 đến 9 tháng tuổi

Khi bé lớn hơn đến giai đoạn 5 đến 9 tháng tuổi, các dấu hiệu nhận biết bé bị bại não bắt đầu dễ dàng nhận biết được, cụ thể như:

  • Trẻ chỉ quay sang một hướng
  • Trẻ không chắp được 2 tay vào
  • Trẻ gặp khó khăn khi đưa tay lên miệng nên thường không thể tự đưa thức ăn lên mồm
  • Trẻ chưa cầm nắm được đồ vật bằng cả hai tay
  • Trẻ chậm phát triển hơn so với độ tuổi
  • Các khớp tay, chân của trẻ luôn ở trong hai trạng thái là co cứng và mềm nhũn
  • Trẻ gặp vấn đề về thị giác, thính giác như khó nhìn, nghe không rõ
  • Thỉnh thoảng trẻ có những dấu hiệu bất thường như động kinh, co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép
  • Thay đổi trạng thái bất thường như khóc, cười không có nguyên nhân
  • Khả năng thăng bằng thấp nên thậm chí có trẻ chưa biết đứng ở giai đoạn này.
Dấu hiệu bại não ở trẻ 5 đến 9 tháng tuổi
Trẻ bại não 5-9 tháng tuổi thường không cầm được thìa nên cần sự hỗ trợ của mẹ khi ăn

Dấu hiệu bại não ở trẻ trên 10 tháng tuổi

Mỗi giai đoạn trẻ bại não đều có những triệu chứng bệnh bại não ở trẻ em khác nhau, trẻ từ 10 tháng tuổi trở đi sẽ có những biểu hiện khác so với trẻ ở giai đoạn trước đó. Bố mẹ có thể nhận biết bằng những dấu hiệu sau:

  • Trẻ gặp khó khăn khi bò và có tốc độ bò chậm
  • Trẻ chỉ bò phụ thuộc chủ yếu vào 2 chi trước hoặc hai chi sau, không sử dụng tất cả các chi để bò
  • Trương lực cơ phát triển bất thường quá cứng hoặc quá mềm
  • Cơ bắp của trẻ nhạy cảm và thường co cứng lại
  • Khả năng giữ thăng bằng của trẻ thấp
  • Tốc độ phát triển, vận động của trẻ chậm hơn so với độ tuổi
  • Trẻ thường hoạt động chủ yếu một bên cơ thể
  • Khi biết đi, trẻ có dáng đi nhón chân, khom người, đi lệch về một bên, hai đầu gối chụm chặt
  • Khi nuốt, nhai đồ ăn trẻ thường chảy nước dãi ra
  • Trẻ thường mắc chứng chậm nói hoặc chậm phát triển
  • Tần suất xuất hiện những cơn động kinh tăng theo độ tuổi của trẻ
  • Trẻ thường
Dấu hiệu bại não ở trẻ trên 10 tháng tuổi
Trẻ bại não trên 10 tháng tuổi thường khó khăn khi di chuyển

Những biểu hiện trên của trẻ là những dấu hiệu quan trọng bố mẹ có thể tự quan sát con tại nhà để nhận biết được tình trạng của trẻ. Tuy nhiên, không phải bé nào mắc bại não cũng đều xuất hiện những dấu hiệu trên, và có một số trẻ bại não thể nhẹ xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường khác.

Vì vậy, đây chỉ là những biểu hiện trẻ bị bại não biểu hiện ra ngoài và cũng không khẳng định được 100% trẻ bại não nếu như xuất hiện một trong những dấu hiệu trên. Vì vậy để nắm bắt được tình trạng của trẻ, bố mẹ nên tìm đến các y bác sĩ, chuyên gia.

Sau khi biết dấu hiệu con bại não, bố mẹ nên làm gì?

Sau khi nhận biết trẻ bại não qua những dấu hiệu của con, bố mẹ nên giữ bình tĩnh và lập tức đưa con đến những cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kịp thời khám và đưa ra phương pháp điều trị bại não phù hợp với trẻ.

Trước đây nhiều bố mẹ khi biết con mắc bại não qua các dấu hiệu, bố mẹ có xu hướng mất bình tĩnh, buồn bã, mất hết các tia hy vọng vì bệnh này nguy hiểm trực tiếp đến cuộc sống của trẻ như học tập, sinh hoạt, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên hiện nay sau khi nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã chứng minh được phục hồi chức năng có thể can thiệp trị liệu với trẻ bại não với tác dụng hỗ trợ trẻ về vận động, nhận thức. Phục hồi chức năng đã được chứng minh có hiệu quả với trẻ nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp này.

dấu hiệu trẻ bại não ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên cho con can thiệp phục hồi chức năng sớm nhất khi phát hiện trẻ bại não

Sau khi đã được các bác sĩ đưa ra các phương pháp phù hợp để can thiệp cho trẻ, bố mẹ nên kết hợp can thiệp cho con tại trung tâm phục hồi chức năng với bổ sung các chất dinh dưỡng cho con. Các chất dinh dưỡng cho trẻ bại não cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến bại não. Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân con mắc bệnh để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

Trên đây là những thông tin chi tiết về những dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh cho những bố mẹ đang có cùng mối quan tâm. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết, bố mẹ sẽ nhận biết được trẻ mắc bại não và kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chữa kịp thời. Nếu còn thắc mắc về vấn đề liên quan đến bại não, mời bố mẹ bình luận ở bài viết dưới đây để được giải đáp.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận