Gia tăng trẻ mắc hội chứng tic do xem tivi, sử dụng điện thoại nhiều

Hội chứng TIC ở trẻ do xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều để lại hệ lụy rất lớn tới sự hình thành và phát triển của trẻ. Vì vậy việc can thiệp sớm sẽ có thể giúp trẻ cải thiện và phát triển đạt mốc phát triển bình thường. Và bài viết sau đây chúng tôi sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng tic ở trẻ em.

Hội chứng TIC ở trẻ do xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều
Hội chứng TIC ở trẻ do xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều

Tìm hiểu các thông tin về hội chứng TIC diễn ra ở trẻ nhỏ

Hội chứng TIC ở trẻ nhỏ được các định nghĩa là những rối loạn ở trẻ khiến cho một vài bộ phận của trẻ bị lặp đi lặp lại một cách không tự chủ, không kiểm soát như: chớp hoặc giật mắt, lắc đầu, khụt khịt mũi, hắng giọng, càu nhàu…

TIC có thể do yếu tố di truyền khi tiền sử gia đình có người mắc hội chứng TIC. Bên cạnh đó thì hội chứng này còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố môi trường như: tiếp cận nhiều với các trang thiết bị điện tử, trẻ bị chịu nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống khiến trẻ bị căng thẳng…

Đặc biệt hội chứng TIC thường xuất hiện khá sớm từ khoảng 4 tuổi đến trước năm 18 tuổi và thường xuất hiện nhiều hơn ở bé trai. Và hội chứng này có thể tạm thời và sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể kéo dài hơn và cần được can thiệp bởi những giải pháp từ phía chuyên gia có kinh nghiệm.

TIC ở trẻ thường xuất hiện các biểu hiện của tật giật mắt, chớp mắt liên tục
TIC ở trẻ thường xuất hiện các biểu hiện của tật giật mắt, chớp mắt liên tục

Các loại hội chứng TIC thường gặp

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hiện nay hội chứng TIC được phân chia làm 3 nhóm chính. Bao gồm:

  • Rối loạn tạm thời: Được biết tới là loại rối loạn TIC ở một hoặc nhiều TIC âm thanh và vận động. Hoặc chỉ rối loạn TIC âm thanh hoặc chỉ rối loạn TIC vận động và có thời gian kéo dài <1 năm
  • Rối loạn tic kéo dài ( mãn tính): Hội chứng TIC ở nhóm thứ hai có thời gian kéo dài hơn và chỉ xuất hiện ở TIC vận động hoặc chỉ riêng TIC âm thanh( không có trường hợp xuất hiện ở cả TIC vận động và TIC âm thanh). Ở nhóm thì hội chứng TIC thường có thời gian kéo dài >1 năm
  • Hội chứng Tourette: biểu hiện trên 1 năm và xuất hiện song song cả TIC vận động và TIC âm thanh.
Trẻ mắc hội chứng TIC thường hay bị tật liên quan tới mắt
Trẻ mắc hội chứng TIC thường hay bị tật liên quan tới mắt

Mức độ ảnh hưởng của hội chứng tic đối với trẻ nhỏ

Hội chứng TIC không quá nguy hiểm vì nó có thể tự khỏi trước một năm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ mắc hội chứng TIC bị kéo dài trên một năm và khiến ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của các bậc phụ huynh và của trẻ.Trong đó khi trẻ mắc hội chứng TIC mãn tính kéo dài và không được can thiệp sớm sẽ khiến tình trạng gắn theo trẻ làm kìm hãm sự phát triển của trẻ ngay cả tới tuổi trưởng thành.

Thậm chí trẻ còn có nguy cơ cao mắc kèm các chứng bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần như: tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…

Trẻ mắc hội chứng TIC có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ
Những trẻ mắc hội chứng TIC thường có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ

Dấu hiệu trẻ mắc hội chứng TIC

Trẻ mắc hội chứng TIC có các dấu hiệu rất đặc thù được biểu hiện qua hai dạng phổ biến là vận động và âm thanh. Và cũng tùy vào từng mức độ mắc của trẻ mà các biểu hiện của trẻ mắc hội chứng TIC được phân làm 2 cấp độ đơn giản và phức tạp như sau:

Phân loại Vận động Âm thanh
Đơn giản
  • Nháy mắt
  • Chớp mắt liên tục
  • Nhăn mặt
  • Nhún vai
  • Lắc đầu
  • Ho
  • Hắng giọng
  • La hét
  • Ngáy
  • Nói lẩm bẩm
Phức tạp
  • Cắn môi
  • Cắn lưỡi
  • Nhổ tóc
  • Đá một chân liên tục
  • Bắt chước người khác lặp đi lặp lại
  • Nói đi nói lại một cụm từ vô nghĩa
  • Nói tục tĩu
  • Nói một cách vô nghĩa không hợp với ngữ cảnh

Điều đáng chú ý hơn cả là trẻ có thể biểu hiện ở TIC Vận động hoặc TIC âm thanh nhưng cũng có những trường hợp trẻ sẽ biểu hiệu đồng thời cả TIC Vận động và TIC âm thanh. Do vậy khi trẻ có bất kể các dấu hiệu bất thường về rối loạn hành vi thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các đơn vị y tế để thăm khám và được các chuyên gia hỗ trợ đưa ra các giải pháp can thiệp tốt nhất.

TIC âm thanh thường thấy ở trẻ có biểu hiệu hay la hét
TIC âm thanh thường thấy ở trẻ có biểu hiệu hay la hét

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng TIC

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng TIC ở trẻ nhỏ. Nhưng theo phân tích thì trẻ mắc hội chứng TIC thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử
  • Thần kinh luôn tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng
  • Tăng tật khúc xạ ở mắt
  • Hạn chế giao tiếp vì chỉ được nhận thông tin từ một chiều
Yếu tố di truyền
  • Có tiền sử người nhà mắc hội chứng TIC trước đó
Ảnh hưởng trong giai đoạn mang thai
  • Mẹ lạm dụng sử dụng rượu, bia, thuốc lá
  • Mẹ sử dụng chất kích thích : thuốc lá, rượu bia, ma tuý
  • Mẹ phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại
Các vấn đề liên quan tới não bộ
  • Cấu trúc não bị bất thường từ khi sinh
  • Tổn thương não khi phẫu thuật
  • Rối loạn dẫn truyền các chức năng não bộ
Tác dụng phụ của thuốc
  • tác dụng phụ của các loại thuốc chống trầm cảm, chống nôn…

Bên cạnh đó thì việc trẻ bị căng thẳng quá mức do áp lực học tập, bị bố mẹ quát mắng quá nhiều… cũng khiến trẻ có nguy cơ cao bị mắc hội chứng TIC.

Trẻ tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử khiến tăng nguy cơ mắc hội chứng TIC
Trẻ tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử khiến tăng nguy cơ mắc hội chứng TIC

Hội chứng TIC ở trẻ có chữa trị được hay không?

Hầu hết trẻ mắc hội chứng TIC đều không cần điều trị mà có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên khi trẻ có những dấu hiệu bất thường đáng nghiêm trọng gây hại cho bản thân và những người xung quanh thì khi đó trẻ sẽ cần được can thiệp để cải thiện tình trạng này.Trong đó cần phải áp dụng các biện pháp sau:

Can thiệp từ các chuyên gia y tế

Khi thấy trẻ con có dấu hiệu bất thường về rối loạn TIC bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được sàng lọc và được các chuyên gia phân tích về mức độ trẻ đang mắc phải.

Bên cạnh đó các chuyên gia sẽ đưa ra cho gia đình những giải pháp tốt nhất để hỗ trợ con cải thiện. Đồng thời trong trường hợp con mắc hội chứng TIC thể nặng các chuyên gia có thể sẽ cho con điều trị bằng những loại thuốc theo đơn riêng để thúc đẩy tình trạng của con cải thiện tốt hơn.

Liệu pháp tâm lý

Với các trường hợp trẻ mắc TIC tạm thời hoặc hội chứng Tourette thể nhẹ có thể áp dụng phương pháp tâm lý giáo dục để cải thiện. Trong đó cần có giải pháp tâm lý dành cho gia đình, nhà trường, bạn bè của trẻ cùng hiểu rõ hơn về hội chứng này để mọi người hiểu đó là hội chứng không hề nguy hiểm. Đồng thời trẻ có thể khỏi hoàn toàn sau một thời gian ngắn nếu tình thần thoải mái và có sự hỗ trợ của mọi người xung quanh.

Can thiệp từ phía gia đình

Sự quan tâm của bố mẹ và gia đình sẽ là giải pháp tốt nhất giúp trẻ có thể cải thiện hội chứng TIC và có thể giúp trẻ phát triển đạt được mốc phát triển bình thường.

Để làm được điều đó thì bố mẹ nên áp dụng các giải pháp sau:

  • Giới hạn thời gian xem tivi, điện thoại của trẻ phù hợp với độ tuổi
  • Sử dụng nhiều đồ chơi trí tuệ thay thế các thiết bị điện tử
  • Cùng trẻ chơi những trò chơi để kích thích trẻ giao tiếp và tương tác nhiều hơn
  • Đi chơi và đưa trẻ ra ngoài thường xuyên hơn
  • Không nên quát mắng, dọa nạt hay làm cho trẻ bị căng thẳng quá mức.

Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên lên kế hoạch dinh dưỡng cho con để con được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho phát triển toàn diện.

Trẻ cần được tránh xa các thiết bị điện tử để giúp giải tỏa căng thẳng
Trẻ cần được tránh xa các thiết bị điện tử để giúp giải tỏa căng thẳng

Như vậy, hiện nay sự gia tăng hội chứng TIC ở trẻ  trong xã hội ngày càng cao bởi sự tiếp cận quá sớm của trẻ với các thiết bị điện tử khiến để lại nhiều hệ lụy không đáng có nếu trẻ không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường khác với mốc phát triển của trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được các chuyên gia thăm khám và đưa ra giải pháp can thiệp sớm nhất giúp con có thể cải thiện và có thể phát triển đạt được mốc phát triển bình thường.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận