Nói Lắp Có Di Truyền Không? Nên Sửa Cho Bé Khi Nào?

Nói lắp là tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Nhiều cha mẹ băn khoăn liệu nói lắp có di truyền không ? Cha mẹ nói lắp có ảnh hưởng tới con không ? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nhiều cha mẹ thắc mắc về việc nói lắp có di truyền không
Nói lắp có di truyền không ?

Nói lắp có di truyền không ?

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng nói lắp là một bệnh có tính di truyền. Trên thế giới, có gần 70% người nói lắp có liên quan đến tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nói lắp ở trẻ.

Các nhà khoa học đã di tìm câu trả lời cho câu hỏi nói lắp có di truyền không bằng cách nghiên cứu về các loại gen gây nói lắp
Nghiên cứu về các loại gen gây nói lắp

Khi nghiên cứu gen liên quan đến chứng nói lắp trong một số gia đình có nhiều thành viên bị nói lắp, các nhà nghiên cứu thấy biểu hiện gen trên người nói lắp có đặc điểm phức tạp, nó có thể có nhiều gen bị chi phối cùng một lúc hoặc có thể có sự tương tác giữa gen và môi trường.

Ngoài ra, giới tính cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh nói lắp. Theo các nhà khoa học thống kê, tỷ lệ các bé trai nói lắp, rối loạn ngôn ngữ cao hơn từ 2 đến 5 lần so với các bé gái và các bé trai cũng có tỷ lệ tự phục hồi ít hơn các bé gái.

Nói lắp di truyền có khỏi được không ?

Nói lắp di truyền có thể khỏi được nếu cha mẹ phát hiện và điều trị sớm cho trẻ. Khi trẻ ở trong độ tuổi học nói, tình trạng nói lắp xảy ra ở hầu hết các trẻ do khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế khiến trẻ diễn đạt kém và dẫn đến tình trạng nói lắp. Hầu hết, các trẻ nói lắp trong quá trình chậm nói đểu có thể tự khỏi hoàn mà không cần can thiệp thông qua quá trình học nói của trẻ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ tình trạng nói lắp kéo dài quá độ tuổi tập nói thì cần có sự can thiệp của bác sĩ và các chuyên gia ngôn ngữ.

Nói lắp ở trẻ sau khi gặp các vấn đề tổn thương não như: viêm màng não, đột quỵ, u não, chấn thương não,… sẽ cần sự can thiệp lâu dài và có thể trẻ sẽ không thể hồi phục hoàn toàn. Tuỳ vào vùng tổn thương và mức độ bị tổn thương mà có thể đánh giá xem khả năng trị liệu tình trạng nói lắp có thể cải thiện được hay không.

Việc nói lắp có di truyền hay không không hề ảnh hưởng đến việc điều trị nói lắp
Liệu nói lắp di truyền có khỏi được hay không ?

Khi nào nên can thiệp cho trẻ nói lắp ?

Tình trạng nói lắp thường dễ xảy ra khi trẻ đang trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Đây là hiện tượng rất bình thường khi trẻ đang trong quá tình tập nói và có thể khỏi hoàn toàn theo thời gian mà không cần sử dụng bất kỳ một biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến gặp các chuyên gia về âm ngữ trị liệu để can thiệp khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng nói lắp ở trẻ kéo dài trên 6 tháng
  • Tình trạng nói lắp ở trẻ tăng dần về cả số lượng và tần suất.
  • Trẻ nói lắp kèm theo một số tình trạng rối loạn ngôn ngữ khác. Ví dụ như trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa, trẻ không tập trung khi người khác nói chuyện,…
  • Trẻ có những biểu hiện căng thẳng, lo lắng mỗi khi nói chuyện và thậm chí là né tránh nói chuyện.
  • Trong gia đình có người bị tật nói lắp lúc nhỏ.
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề nói lắp có di truyền đuwojc không thì cha mẹ cũng cần biết những dấu hiệu mà trẻ chậm nói cần can thiệp kịp thời
Dấu hiệu trẻ nói lắp cần can thiệp kịp thời

Khi trẻ trẻ nói lắp có các biểu hiện trên thì cha mẹ nên đưa bé đi đến gặp các chuyên gia về âm ngữ trị liệu để có được đánh giá chính xác cũng như phương pháp trị liệu tốt nhất cho trẻ.

Cách điều trị nói lắp di truyền

Có rất nhiều cách khắc phục trẻ nói lắp tuỳ thuộc vào nguyên nhân và từng độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nói lắp di truyền thì cha mẹ có thể tham khảo các cách điều trị nói lắp sau:

  • Sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ: Hiện nay, có một số các thiết bị điện tử hỗ trợ trong việc giao tiếp cho trẻ nói lắp. Thiết bị này gần giống với máy trợ thính, trẻ sẽ đeo máy vào tai, lời nói khi trẻ phát ra sẽ được thu lại và thay đổi sao cho phù hợp sau đó phát lại. Trẻ sẽ có cảm giác như mình đang nói đồng thanh với một người nào đó giúp bé có thể cải thiện sự trôi chảy và tự tin trong giao tiếp.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Can thiệp ngôn ngữ trị liệu sớm đối với trẻ nhỏ có thể ngăn ngừa tình trạng nói lắp kéo dài và phát triển gây cản trở sự phát triển của bé trong tương lai. Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp bé cải thiện tình trạng nói lắp, giúp bé nói trôi chảy và chậm rãi hơn. bé sẽ được hướng dẫn cách lấy hơi, điều chỉnh nhịp thở, nói từng câu, từng chữ một cách lưu loát.
  • Điều trị nói lắp bằng thuốc: Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị chứng nói lắp. Các loại thuốc được chấp thuận nhằm hỗ trợ trẻ trong quá trình điều trị là các loại thuốc để cải thiện sức khỏe về mặt tinh thần như: chống lo âu, trầm cảm, chống động kinh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tích cực khuyến khích trẻ nói chuyện với mình. Nói chuyện với trẻ thật kiên nhẫn và chậm rãi, không nên tỏ ra khó chịu về tình trạng nói lắp ở trẻ. Tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp thoải mái nhất tại nhà để trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng nói lắp.

Nói lắp có di truỳen hay không thì cha mẹ vẫn cần phải hỗ trợ trẻ hết mình trong việc điều trị chậm nói
Cha mẹ ảnh hưởng phần lớn đến quá trình cải thiện nói lắp ở trẻ

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “ Nói lắp có di truyền không ?” mà nhiều cha mẹ đang thắc mắc hiện nay. Mong rằng, qua bài viết này, cha mẹ có thể sớm phát hiện tình trạng nói lắp ở trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhất cho trẻ.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận