Viêm xoang mũi dị ứng: Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị

Viêm xoang mũi dị ứng hay còn gọi là viêm mũi dị ứng là bệnh lý rất phổ biến ở xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính nhưng hay rơi vào độ tuổi thanh niên và trung niên. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng đem lại rất nhiều phiền phức, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt làm việc của người bệnh. Vậy bệnh viêm xoang mũi dị ứng là gì? Làm sao chữa khỏi. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho độc giả về các vấn đề này.

Lưu ý: Bài viết chỉ giới thiệu và chia sẻ thông tin hữu ích, Trung tâm chúng tôi không điều trị và không tư vấn về bệnh này

Viem Mui Di Ung

Viêm xoang mũi dị ứng là gì?

Viêm xoang mũi dị ứng là hiện tượng niêm mạc mũi do tiếp xúc với các chất, vật gây dị ứng nên bị viêm nhiễm. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Viêm xoang mũi dị ứng được phân chia thành hai loại là:

  • Viêm xoang mũi dị ứng theo mùa: Dựa theo thời tiết các mùa xuất hiện các tạp chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, bụi vàng…
  • Viêm xoang mũi dị ứng quanh năm: Tác nhân gây dị ứng xuất hiện quanh năm như côn trùng, bụi nhà, lông chó mèo…

Viêm xoang mũi dị ứng nếu để kéo dài rất có thể sẽ biến chứng thành nhiều căn bệnh khác như polyp mũi, polyp xoang…

Viêm mũi dị ứng dễ nhầm với viêm xoang

Trường hợp anh N.N.D (sống tại Hà Nội) là một điển hình. Anh Duy là công nhân công trường, do thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm khói bụi, ngay khi nhận thấy mình có biểu hiện đau nhức ở vùng xương hàm, anh tự ra quầy tân dược mua thuốc giảm đau về uống vì nghĩ mình bị do lao động nặng, ô nhiễm khói bụi…

Anh cho rằng viêm mũi dị ứng đơn thuần chỉ cần dùng thuốc dần dần sẽ khỏi. Hai tuần sau, khi cơn đau nặng lên kèm theo các triệu chứng phức tạp như sổ mũi, chảy mủ, anh mới bắt đầu tìm đến cơ sở chuyên khoa thăm khám, thì được các bác sĩ kết luận bị viêm xoang.

Moi Truong Bui Bam gay viem xoang

Tìm hiểu thêm về: Viêm xoang mũi có mủ có nguy hiểm không?

Điểm giống nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người: Sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn… rất dễ mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính.

Những điểm khác nhau giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang

  • Viêm mũi dị ứng: Bản chất của viêm mũi dị ứng chính là sự phản ứng hệ miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: bụi bẩn, thời tiết, mùi lạ, nấm mốc, phấn hoa… Các tác nhân gây dị ứng có thể xâm nhập qua ba con đường: hít thở, ăn uống, qua da.
    Viêm mũi dị ứng gây nên bởi yếu tố di truyền, có nghĩa là nếu bố, mẹ đều bị dị ứng thì con cái chắc chắc cũng sẽ bị dị ứng, thậm chí bệnh còn nặng hơn so với bố mẹ.
    Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.
    Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền…
  • Viêm xoang: Gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương… không giống như viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng, nhưng có người không bị làm sao.
  • Người bị viêm xoang mãn tính lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc polyp mũi- xoang.

Biểu hiện, triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng sẽ có biểu hiện như ngứa và chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Ở một vài trường hợp viêm xoang và viêm mũi dị ứng có triệu chứng giống nhau là nghẹt mũi, ù tai, đau buốt đầu, khứu giác và vị giác giảm sút. Người bệnh nếu bắt gặp bất cứ triệu chứng nào kể trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa gần nhất được được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị trước khi bệnh trở thành mạn tính.

Bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức về: Bệnh viêm xoang mũi mãn tính

Viêm mũi dị ứng có lây không

Người bệnh không cần lo lắng đến vấn đề này vì bệnh lý này bắt nguồn từ cơ chế dị ứng trong cơ thể chứ không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người sang người.

Điều trị viêm xoang viêm mũi dị ứng

Những người có cơ địa bị dị ứng cần chú ý những điểm sau để tránh khỏi bệnh viêm xoang viêm mũi dị ứng.

  • Những người bị dị ứng với lông chó, mèo thì tuyệt đối không nên nuôi chó mèo hoặc ở chung với chúng. Tốt nhất không nên tiếp xúc với chúng.
  • Đảm bảo vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để tránh tình trạng nấm mốc phát triển.
  • Thay ga, chăn, gối, màn, nệm, bọc nệm…định kỳ để ức chế vi sinh vật.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Nếu đánh răng sau khi ăn thì còn tốt hơn nữa.
  • Không tiếp xúc với khói, bụi bẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo khổ trang che kín mũi và mồm.
  • Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào hoặc các chất kích thích.
  • Xác định các loại thực phẩm mà cơ thể mình bị dị ứng và tuyệt đối không ăn chúng.

Điều trị bằng thuốc tây

Khi bị viêm xoang mũi dị ứng, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc tây để có thể cắt giảm triệu chứng như một số loại thuốc acrivastine, azelastine, beclomethasone, beclomethasone dipropionate. Công dụng của các loại thuốc này đều sẽ giảm các triệu chứng, chống viêm, rất hiệu quả. Việc sử dụng thuốc tây phải qua khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, lấy thuốc theo đơn bác sĩ kê, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc sử dụng, hậu quả sẽ nghiêm trọng nếu thiếu hiểu biết về dược chất.

Thuoc Tay

Xem thêm: Cách trị viêm xoang mũi dân gian tại nhà

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam

Nếu không muốn bị tác dụng phụ, phù hợp với nhiều loại cơ địa người bệnh thì chúng ta nên sử dụng thuốc nam với một số loại dược liệu như tân di, bạch chỉ, phòng phong…chúng có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng biểu hiện bệnh một cách an toàn, không có tác dụng phụ. 

  • Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
  • Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o  rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
  • Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
  • Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.
  • Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.
  • Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
  • Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
  • Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.
  • Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.
Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận