Viêm loét dạ dày là một căn bệnh để lại nhiều biến chứng khôn lường mà chúng ta không thể ngờ nếu không được chữa trị đúng lúc. Trong bài viết dưới đây, sẽ mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày hữu hiệu và những cơ sở uy tín bạn có thể tin tưởng thăm khám chữa bệnh.
Lưu ý: Chúng tôi không chữa và không trả lời tư vấn về bệnh này. Bài viết chỉ chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc. Vui lòng không gọi hotline.
Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tây y điều trị bệnh. Vậy bệnh nhân đau dạ dày uống thuốc gì tốt? Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại kháng sinh để triệt tiêu vi khuẩn HP: Amoxicillin, imidazole, clarithromycin,…
Thuốc chống tăng sự tiết dịch vị như nizatidine, cimetidin, famotidine,… có công dụng giảm tiết chất axit. Thuốc bao phủ vị trí niêm mạc của dạ dày: silicate al, Subcitrate Bismuth, silicate mg,… hình thành nên vỏ bọc xung quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh tình trạng tổn thương.
Thuốc kháng acid: stomafar, maalox, magnesi hydroxyd,… có khả năng trung hòa axit trong dịch vị của dạ dày. Bên cạnh đó, loại thuốc đau dạ dày dạng sữa cũng là một dạng thuốc được nhiều người sử dụng phổ biến, không những dễ uống mà còn có tác dụng giảm đau và bao phủ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại.
Thuốc đông y điều trị viêm dạ dày
Trong dân gian xưa có lưu truyền những bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày mà bạn có thể áp dụng. Với tinh bột nghệ vàng bạn kết hợp với mật ong tươi nguyên chất là một bài thuốc chữa đau dạ dày, chống viêm loét, hạn chế tiết dịch vị. Hơn nữa, cây nha đam có thể làm nước ép để giúp nhuận trường, giảm đầy bụng, ứ tiêu. Ngoài ra, tinh bột nghệ đen hòa lẫn với nước ấm cũng giúp kích thích hệ tiêu hóa, ngăn sự tiết dịch vị,…
Kết hợp các loại thực phẩm điều trị viêm loét dạ dày
Hiện nay, có một số thực phẩm không những bổ sung chất dinh dưỡng mà còn có công dụng chữa bệnh viêm dạ dày nếu như sử dụng đúng cách.
Theo đó, thức ăn có khả năng bảo vệ niêm mạc và giảm nguy cơ kích thích dạ dày gồm: sữa uống và các chế phẩm từ sữa, mật ong, các loại trứng gia cầm, chè tươi nấu uống, Những món ăn hạn chế tiết dịch axit như: bánh mì, cơm, cháo, xôi, khoai, thịt, cá,…
Nếu muốn làm lành các vết loét dạ dày bạn có thể sử dụng thực phẩm như: tôm, cá, súp lơ, bắp cải bởi những món ăn này chứa rất nhiều protein, kẽm và các loại vitamin U hỗ trợ vết thương nhanh chóng lành hơn. Đừng quên việc bổ sung các loại vitamin đa dạng và khoáng chất từ những loại rau củ quả dễ tiêu hóa tươi sạch rõ nguồn gốc.
Khám tầm soát tiêu hóa định kỳ
Không những thế, để biết rõ về tình trạng cơ thể của bản thân, chúng ta nên đến những cơ sở y tế uy tín chất lượng cao để thực hiện tầm soát hệ tiêu hóa & gan mật định kỳ, tiến hành các xét nghiệm để có thể phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống được xem là một cách hiệu quả để điều trị viêm loét dạ dày ngay tại gia mà bạn không nên bỏ qua. Nên bổ sung những loại trái cây giàu vitamin tăng sức khỏe tiêu hóa, ăn thực phẩm tốt cho đại tràng hỗ trợ tiêu hóa. Tập bỏ thói quen gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, dung nạp rượu bia,… mà thay vào đó là tìm hiểu lợi ích từ việc thanh lọc và giải các độc trong cơ thể để bài trừ các mầm mống gây bệnh. Luôn luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái và không nên căng thẳng quá nhiều tránh áp lực gián tiếp lên dạ dày. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cường độ nhẹ như: tham gia các lớp học yoga, đi bộ, bài tập dưỡng sinh,…
Phác đồ điều trị viêm dạ dày
Các giai đoạn điều trị viêm dạ dày
Các bác sĩ sẽ tiến hành làm ức chế mọi hoạt động ảnh hưởng của vi khuẩn, hạn chế sự tiết dịch từ axit qua đó phục hồi những tổn thương tại niêm mạc ở dạ dày. Từ những điều này, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày
Hơn nữa, người bệnh có thể làm một số xét nghiệm dạ dày hỗ trợ chẩn đoán cụ thể bệnh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, thủ thuật nội soi dạ dày.
Từ thuốc kháng sinh
Đây là dạng phác đồ điều trị viêm dạ dày thông qua sử dụng thuốc kháng sinh. Đa số công dụng của những loại thuốc kháng sinh này đều gây ức chế hoạt động và tăng trưởng các loại vi khuẩn. Nhưng chỉ có số ít dòng thuốc đủ có khả năng chống lại vi khuẩn HP. Người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị bằng kháng sinh như sau.
Sử dụng thuốc Furazolidone làm ức chế enzyme monoamine oxidase khi chúng đang liên kết với men vi khuẩn. Liều lượng ngày 2 viên sau 2 bữa ăn. Tiếp theo là thuốc Fluoroquinolones có công dụng giúp ngăn không cho vi khuẩn tổng hợp phân tử DNA. Liều lượng 2 viên (500gr)/2 ngày và uống sau khi ăn 30 phút.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày giai đoạn đầu nên sử dụng khoảng từ 7 đến 10 ngày. Sau cùng là thuốc Rifabutin được bán ở dạng tổng hợp, có thể tiêu diệt được vi khuẩn HP khi kết hợp sử dụng với Amoxicillin.
Ức chế bơm proton
Đau dạ dày uống thuốc gì khi tuân theo phác đồ điều trị bằng những loại thuốc ức chế bơm proton? Loại thuốc đầu tiên trong phác đồ này là Nexium với cơ chế làm giảm thiểu tiết dịch acid dạ dày, duy trì được nồng độ pH ở dạ dày tại mức >5,5. Liều lượng 2 viên/1 ngày chia thành 2 lần sau mỗi bữa ăn.
Kế đến là thuốc Omeprazole với công dụng kháng tiết acid mạnh, có tác dụng hiệu quả hơn khi phối hợp cùng thuốc kháng sinh. Liều lượng 40mg/1 ngày chia ra 2 lần sau mỗi bữa ăn. Cuối cùng là loại thuốc Nexipraz sẽ ức chế bơm proton mang đến hiệu quả cao. Liều lượng 2 viên/1 ngày và chia làm 2 lần uống sau khi ăn. Ngoài ra, bệnh nhân nên dùng thêm các thực phẩm chứa nhiều enzyme cho hệ tiêu hóa kết hợp để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Điều trị viêm dạ dày trong bao lâu
Mục tiêu của việc điều trị viêm loét dạ dày đó chính là chữa lành những vết lở loét giúp loại bỏ những tình trạng tái phát và hạn chế các biến chứng. Chính vì thế, sau mỗi cuộc điều trị thì người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng có thể được cải thiện trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, việc bệnh tái phát trở lại sẽ diễn ra nếu bệnh có triệu chứng dai dẳng.
Chữa đau dạ dày ở bệnh viện nào tốt
Bệnh viện ở TPHCM
1. Bệnh viện Vinmec Central Park HCM
Là bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park thứ 3 được đưa vào hoạt động, quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y khoa với chuyên môn cao và tay nghề giỏi. Nơi đây có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán cũng như điều trị tối ưu. Địa chỉ nằm tại 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Có khoa Nội tiêu hóa ngụ tại địa chỉ 468 Nguyễn Trãi, P. 8, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh.
3. Bệnh viện Chợ Rẫy
Chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện tọa lạc 201B Nguyễn Chí Thanh, P. 12, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh.
4. Bệnh viện FV Sài Gòn
Chuyên khoa tiêu hóa & gan mật ngụ tại địa chỉ 6 Nguyễn Lương Bằng, Phú Mỹ Hưng,Q. 7, TP. Hồ Chí Minh.
5. Bệnh viện Quân y 175
Có khoa nội tiêu hóa và nằm ở 786 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Bệnh viện ở Hà Nội
1. Bệnh viện Vinmec Times City Hà Nội
Nằm trong khu Đô thị Times City ở địa chỉ 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, đây là nơi đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ JCI uy tín hàng đầu về thẩm định các dịch vụ y tế. Hội tụ nhiều y bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn hàng đầu. Vinmec Times City Hà Nội hướng mục tiêu phấn đấu là một trong những bệnh viện tốt nhất Việt Nam về công nghệ lẫn chuyên môn.
2. Bệnh viện đại học Y Hà Nội
Khoa tiêu hóa tại số 1 Tôn Thất Tùng, P. Kim Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội.
3. Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ số 78 Giải Phóng, P. Phương Đình, Q. Đống Đa, Hà Nội.
4. Bệnh viện Thanh Nhàn
Khoa tiêu hóa nằm tại 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5. Bệnh viện Xanh Pôn
Tọa lạc số 12 Chu Văn An, P. Điện Bàn, Q. Ba Đình, Hà Nội.
Qua những thông tin về việc điều trị viêm loét dạ dày hy vọng bạn đã có thể vững tin hơn trong quá trình chữa bệnh. Quan tâm thật nhiều đến sức khỏe của bản thân và chọn lọc các cơ sở y tế uy tín đến khám chuyên khoa và điều trị bệnh được hiệu quả bạn nhé.