Bệnh viêm dạ dày là gì? Cách điều trị viêm dạ dày và phòng ngừa tái phát

Viêm dạ dày là bệnh phố biển ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Giai đoạn bệnh mới phát hiện sẽ chữa trị dễ dàng nhưng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó khăn trong việc điều trị. Để hiểu hơn về bệnh viêm dạ dày là gì và cách phòng ngừa, cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Chúng tôi không chữa và không trả lời tư vấn về bệnh này. Bài viết chỉ chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc. Vui lòng không gọi hotline.

Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là chứng bệnh xảy ra khi dạ dày trong cơ thể sưng hoặc viêm. Tình trạng này có thể đến đột ngột (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Theo đó, những tổn thương xảy ra khi màng lót trong cùng của dạ dày bị bào mòn, các lớp ở bên dưới của thành dạ dày bị lộ ra. Tuy bệnh không quá nguy hiểm và nhanh chóng chuyển biến khả quan hơn sau các cuộc điều trị kéo dài. Nhưng trong một số tình huống, căn bệnh có thể dẫn đến lở loét dạ dày hoặc ung thư.

Bệnh loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng
Bệnh loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Nghiện thuốc lá, bia rượu

Do lạm dụng các chất kích thích có trong bia rượu hay thuốc lá. Thành phần trong khói thuốc chứa đến hơn 200 chất gây hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là nicotine. Khi đó, loại chất này sẽ kích thích cơ thể tiết ra cortisol dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

Căng thẳng, lo lắng

Những ai hay có các dấu hiệu của stress dẫn đến căng thẳng, lo lắng thường có khả năng lớn mắc bệnh viêm loét dạ dày , bởi những trường hợp căng thẳng liên tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết axit có trong dạ dày.

Ăn uống không đúng cách

Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống giờ giấc không ổn định, ăn nhiều vào ban đêm, lười tập thể dục thể thao,… không những tác động không tốt đến dạ dày mà còn là yếu tố làm cho sức khỏe của bạn ngày một yếu.

Tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau như: steroid, ibuprofen, aspirin,… không đúng cách hay sử dụng quá liều không theo chỉ định của bác sĩ cũng nguyên nhân gây viêm dạ dày hàng đầu.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc nhiễm vi khuẩn HP là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng và tăng rủi ro cao mắc viêm dạ dày. Khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ lớp niêm mạc và tiết ra chất độc tố làm mất đi chức năng chống lại axit của niêm mạc.

Chế độ ăn vô tội vạ dễ tổn thương đến dạ dày
Chế độ ăn vô tội vạ dễ tổn thương đến dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày

Đau dạ dày ở vị trí trên rốn

Khi mắc bệnh thì người đau dạ dày ở vị trí nào? Theo đó, người gặp phải hội chứng này sẽ bị đau ở vị trí trên rốn. Hơn nữa, người bệnh diễn biến xấu hơn dẫn đến bệnh loét tá tràng thì cơn đau có thể xảy ra ngay sau khi ăn từ 2-3 tiếng, con đau còn xuất hiện vào lúc nửa đêm cho đến sáng và lan ra vị trí sau lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện theo dạng âm ỉ, đau quặn, đau tức bụng,…

Chứng bệnh viêm dạ dày làm người mắc phải đau ở vị trí trên rốn
Chứng bệnh viêm dạ dày làm người mắc phải đau ở vị trí trên rốn

Đầy bụng khó tiêu hay nôn

Đầy bụng, khó tiêu hay buồn nôn chính là những dấu hiệu nhận thấy rõ của bệnh viêm dạ dày. Cảm giác của người bệnh sẽ bị chướng bụng, không tiêu hóa được do dạ dày bị tổn thương, kéo theo đó là chu trình tiêu hóa bị chậm lại, khiến đối tượng thấy đầy hơi, muốn nôn.

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Giấc ngủ không chất lượng, ngủ không ngon liên tục do lúc này bụng đang bị đầy hơi, nặng bụng, sình bụng, cảm giác chưa tiêu hết thức ăn, đau bụng đói từ nửa đêm cho đến về sáng. Nên bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giúp ngủ ngon hạn chế mệt mỏi khi thức dậy giúp người bệnh có tinh thần phấn chấn hơn.

Ợ hơi, ợ chua , nóng rát thượng vị

Triệu chứng viêm dạ dày còn được biểu hiện qua chứng ợ chua, ợ hơi và xảy ra ở những bệnh nhân trong giai đoạn đầu bệnh. Bên cạnh đó, chứng nóng rát ngay thượng vị sẽ xảy ra ở đối tượng có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày và thực quản.

Kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác

Thêm vào đó, các triệu chứng như tiêu chảy hay táo bón cũng là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Bởi vì tiêu hóa không được ổn định nên bệnh nhân thường sẽ sút cân nhanh. Ngược lại, triệu chứng đau này thường xuất hiện lúc bụng đang đói nên người bệnh thường ăn nhiều, từ đó cũng gây tăng cân nhanh hơn.

Xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua
Xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người mắc phải có sức khỏe không tốt và cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn. Nếu bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính thì việc chữa trị dứt điểm sẽ khó khăn và có thể xảy ra các biến chứng liên quan khác.

Có thể gây thủng và xuất huyết bao tử

Viêm dạ dày còn có thể dẫn đến thủng bao tử dẫn đến hiện tượng bụng đau đột ngột và dữ dội liên tục. Hơn nữa, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ở những vết loét và nguy hiểm đến tính mạng khi mất quá nhiều máu. Theo dõi cơ thể và nhận thấy các dấu hiệu như chóng mặt, nôn ra máu, choáng váng, đi ngoài phân đen.

Hẹp môn vị

Là một dạng mô bị viêm xơ được phát triển trên nơi loét ở môn vị của tá tràng, làm hẹp lòng ruột bên dưới dạ dày và khiến thức ăn khó di chuyển qua đường tiêu hóa. Những dấu hiệu thường thấy của hẹp môn vị chính là nôn mửa, sụt cân nhanh, bụng còn thức ăn cũ chưa tiêu hóa.

Cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn
Cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn

Điều trị loét dạ dày như thế nào?

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống của người mắc viêm dạ dày nên sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng giàu lợi khuẩn tốt tiêu hóa được chế biến kỹ, thức ăn cắt miếng nhỏ, nấu chín mềm, thực hiện các món luộc hoặc hấp giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đối tượng bệnh nên ăn chậm nhai kỹ giúp gia tăng sự bài tiết nước bọt để tiêu hóa dễ dàng. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để dạ dày của họ có thức ăn đều đặn và trung hòa được axit.

Dùng thuốc hỗ trợ trung hòa axit dạ dày

Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh histamin H2 khi bị loét dạ dày như: Cimetidine, famotidine, Nizatidine, Ranitidine,… hay những chất ức chế để bơm proton (PPI) như: Esomeprazole, Omeprazole,Rabeprazole and Pantoprazole,… Bạn có thể tìm hiểu và mua thuốc ở VinFa để yên tâm sử dụng và điều trị bệnh đúng cách.

Phẫu thuật điều trị

Những biến chứng kể ở trên rất nghiêm trọng và có thể phải được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bạn nên đến các trung tâm bệnh viện uy tín để đăng ký khám sức khỏe tổng quát tăng khả năng chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, các chẩn đoán viêm dạ dày sẽ dựa trên những mô tả các triệu chứng mà bệnh nhân thấy trên cơ thể. Mặt khác, để đảm bảo được khả năng chính xác thì bác sĩ sẽ áp dụng nhưng xét nghiệm liên quan khác như: nội soi bên trong dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm H.pylori.

Cân bằng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Cân bằng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Phòng bệnh viêm dạ dày

Dùng thuốc đúng cách

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày bạn có thể dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ dẫn từ các bác sĩ, không tự ý mua thuốc mà không được kê đơn. Ngoài ra, hạn chế sử dụng kháng viêm, kháng sinh, các loại thuốc hỗ trợ giảm đau. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp để không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Sử dụng đúng liều lượng thuốc
Sử dụng đúng liều lượng thuốc

Ăn uống điều độ

Việc ăn uống điều độ là điều hết sức quan trọng để hỗ trợ bệnh thuyên giảm. Không nên để bụng đói quá mức hay để dạ dày rỗng làm co bóp mạnh gây đau và có thể chảy máu. Hay ăn quá no làm cho dạ dày căng to, co bóp dẫn đến sự nhào trộn thức ăn tăng sự cọ xát và cơn đau thêm dữ dội. Hạn chế ăn những món ăn quá đặc làm dịch vị không thế thấm ở giữa những khối thức ăn, hay thức ăn lỏng nhiều nước làm dịch vị loãng giảm sự tiêu hóa ổn định. Không những thế, không ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh khiến dạ dày co bóp mạnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Nên duy trì thực hiện lối sống khoa học lành mạnh thông qua việc bỏ hút thuốc lá, thay vào đó là chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng cơ thể với một số loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ tốt và ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe đáng kể của cơ thể. Hơn nữa, bạn nên tham gia vào các buổi tập luyện thể thao đều đặn phù hợp cơ địa từ 30 phút mỗi ngày và 5 lần/1 tuần để có sức khỏe dẻo dai nhé.

Thiết lập lối sống khoa học lành mạnh
Thiết lập lối sống khoa học lành mạnh

Nên ăn thực phẩm sạch tươi sống

Chọn lọc ra những thực phẩm phù hợp cho người bệnh viêm dạ dày đại tràng, rà soát các sản phẩm này có nguồn gốc từ đâu và ưu tiên sử dụng những sản phẩm organic. Không thể không nhắc đến các mặt hàng thực phẩm tươi sống sạch sẽ hợp vệ sinh giúp người bệnh bổ sung những nhóm chất bị thiếu. Lưu ý chế biến món ăn chín kỹ hoàn toàn để người bệnh tiêu hóa không quá khó khăn. Giờ đây, bạn có thể mua trực tiếp các loại thực phẩm trên tại website với hình thức mua tiện lợi, không mất công sức mà còn tiết kiệm thời gian.

Hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn

Hạn chế và không dung nạp nhiều hơn 2 ly các loại đồ uống có chứa cồn hàng ngày. Thay thế sử dụng nước khoáng tinh khiết không những thanh lọc cơ thể mà còn tiếp thêm nguồn nước bị mất nếu như người bệnh mắc các triệu chứng gây mất nước.

Khám tiêu hóa thường xuyên

Nên mua gói chăm sóc và khám sức khỏe toàn diện định kỳ để kiểm tra những triệu chứng viêm dạ dày trong cơ thể và sức khỏe tổng quan của bản thân. Từ đó, giúp người bệnh không còn lo lắng, căng thẳng mà sẽ an tâm điều trị dứt điểm bệnh.

Khám sức khỏe hệ tiêu hóa định kỳ
Khám sức khỏe hệ tiêu hóa định kỳ

Bài viết được tổng hợp thông tin hữu ích nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh viêm dạ dày, bạn có thể tìm đến các bệnh viện để được tư vấn, đưa ra các phương pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Hãy cố gắng thực hiện theo để có một sức khỏe tiêu hóa chất lượng nhé.