Quy Trình Xét Nghiệm ADN Cha Con Cần Những Gì?

Xét nghiệm ADN được chia thành nhiều hình thức xét nghiệm khác nhau với những hình thức xét nghiệm lại có những thủ tục, giấy tờ khác nhau. Chủ yếu xét nghiệm ADN cần những thủ tục mang tính pháp lý như giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ được công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền và một số thủ tục liên quan khác. Để hiểu rõ hơn những thủ tục cần thiết của xét nghiệm ADN, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

xét nghiệm ADN
Xét nghiệm ADN là loại xét nghiệm phổ biến hiện nay

Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ pháp lý gì?

Xét nghiệm ADN không chỉ có vai trò giám định huyết thống trong gia đình mà còn mang nhiều công dụng khác nhau có liên quan đến pháp luật. Vì vậy, khi xét nghiệm ADN cần đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ liên quan có tính pháp lý để đảm bảo mục đích sau khi xét nghiệm ADN pháp lý sẽ có hiệu lực trước pháp luật.

Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ pháp lý gì?
Mỗi hình thức xét nghiệm ADN sẽ yêu cầu những thủ tục khác nhau

Tùy thuộc vào từng trường hợp xét nghiệm ADN sẽ có những giấy tờ, thủ tục pháp lý khác nhau.

Xét nghiệm ADN dân sự

Xét nghiệm ADN dân sự thường được áp dụng đối với những trường hợp nhận lại người thân trong gia đình sau nhiều năm thất lạc không có giấy tờ pháp lý và không có hiệu lực trước pháp luật. Xét nghiệm ADN dân sự là hình thức xét nghiệm được đánh giá là đơn giản nhất và không tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí trong các hình thức xét nghiệm ADN.

Xét nghiệm ADN dân sự
Xét nghiệm ADN dân sự không cần chuẩn bị nhiều thủ tục trước khi xét nghiệm

Tuy nhiên, vì là xét nghiệm ADN dân sự nên nó chỉ mang tính dân sự và được công nhận, thỏa thuận qua miệng chứ không có giấy tờ liên quan đến pháp luật. Vì vậy, nếu như xảy ra tranh chấp giữa hai bên thì xét nghiệm ADN dân sự không có công dụng để tranh chấp.

Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh

Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh là một trong những hình thức xét nghiệm nằm trong xét nghiệm ADN pháp lý. Xét nghiệm ADN hiện nay được áp dụng rất nhiều trong các trường hợp lấy giấy khai sinh như:

  • Chưa có giấy khai sinh
  • Làm lại giấy khai sinh bị mất
  • Thêm tên bố hoặc mẹ vào trong giấy khai sinh
Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh
Trong một số trường hợp xét nghiệm ADN có công dụng trong vấn đề làm giấy khai sinh

Để xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh được thì cần phải đảm bảo các giấy tờ tùy thân quan trọng như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu. Với trẻ chưa có căn cước công dân thì có thể thay thế bằng giấy chứng sinh do bệnh viện cấp hoặc giấy khai sinh tạm thời theo họ mẹ.

Sau khi cung cấp đủ các giấy tờ tùy thân và các giấy tờ được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền thì khách hàng sẽ được xét nghiệm ADN. Sau đó cung cấp lại các giấy tờ đó kèm theo ảnh, chữ ký hoặc dấu vân tay để lưu hồ sơ. Việc lưu hồ sơ sau khi xét nghiệm sẽ là cơ sở để thuận tiện trong quá trình làm lại giấy khai sinh.

Xét nghiệm ADN theo yêu cầu của Tòa án

Trong những trường hợp hai vợ chồng ly dị tranh chấp quyền nuôi con, hai anh em cãi nhau tranh chấp tài sản thì Tòa án sẽ yêu cầu xét nghiệm ADN để có cơ sở pháp lý xử lý theo pháp luật trong trường hợp giấy tờ tùy thân và các giấy tờ được sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền không áp dụng được.

Xét nghiệm ADN theo yêu cầu của Tòa án
Khi xảy ra tranh chấp nếu cần thiết Tòa án sẽ yêu cầu xét nghiệm ADN

Các giấy tờ và thủ tục của xét nghiệm ADN theo yêu cầu của Tòa án sẽ gần giống với xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh. Tuy nhiên sẽ khác tại một số chỗ như:

  • Tòa án sẽ ban hành các quyết định giám định huyết thống có liên quan.
  • Chuyên viên của trung tâm xét nghiệm cần có mặt tại tòa án để xử lý các thủ tục có liên quan đến vấn đề giám định huyết thống qua việc xét nghiệm ADN.
  • Các bên tranh chấp sẽ cần phải ký vào biên bản thu mẫu xét nghiệm để sau khi ra tòa để làm minh chứng sau khi ra tòa nếu có xảy ra rủi ro bất thường nào.

Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm ADN cần gì?

Bên cạnh những giấy tờ pháp lý để xét nghiệm ADN thì xét nghiệm ADN bằng cách nào cũng là một trong những yếu tố quan trọng không kém để đảm bảo mức độ chính xác của xét nghiệm ADN. Theo các chuyên gia, ADN xuất hiện hầu hết trên các bộ phận của cơ thể con người nên có thể lấy ADN ở nhiều khu vực khác nhau.

Tuy nhiên, hiện nay có mười mẫu bệnh phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm ADN bằng tóc còn chân
  • Xét nghiệm ADN bằng móng tay, móng chân
  • Xét nghiệm ADN  bằng máu
  • Xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng
  • Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn trẻ sơ sinh
  • Xét nghiệm ADN bằng tinh trùng nam giới
  • Lấy mẫu xét nghiệm qua bàn chải đánh răng vừa sử dụng
  • Lấy mẫu xét nghiệm qua điếu thuốc lá đã qua sử dụng
  • Lấy mẫu xét nghiệm qua dao cạo râu vừa sử dụng
  • Lấy mẫu xét nghiệm qua bã kẹo cao su
Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm ADN cần gì?
Có thể sử dụng mẫu móng chân để xét nghiệm ADN

Sau khi lấy được một trong những mẫu bệnh phẩm trên đúng cách, đúng liều lượng và bảo quản đúng quy trình thì tỷ lệ kết quả xét nghiệm chính xác là rất cao. Các mẫu bệnh phẩm trên có thể tự lấy mẫu xét nghiệm ADN ở nhà nếu như trong trường hợp xét nghiệm ADN dân sự. Trong trường hợp xét nghiệm ADN pháp lý thì cần đến bệnh viện để lấy mẫu, nếu như muốn lấy tại nhà thì cần phải có sự hỗ trợ của các nhân viên y tế.

Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN là một trong những loại xét nghiệm phổ biến hiện nay được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về đặc điểm và bản chất của phương pháp xét nghiệm này.

Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi liên quan đến xét nghiệm ADN là thắc mắc chung của nhiều người. Chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp ở nội dung bài viết dưới đây.

Xét nghiệm ADN có sai số không?

Xét nghiệm ADN được đánh giá là một trong những phương pháp xét nghiệm có mức độ độ chính xác cao nhất trong các phương pháp xét nghiệm. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp xét nghiệm nào mặc dù tỷ lệ chính xác cao đến đâu thì cũng sẽ xảy ra tình trạng sai số và xét nghiệm ADN cũng nằm trong số đó. Đây cũng là giải đáp cho các thắc mắc xét nghiệm ADN có khi nào sai không của nhiều người.

Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm ADN
Xét nghiệm vẫn có thể xảy ra sai số tuy nhiên chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ

Theo các chuyên gia, xét nghiệm ADN có mức độ chính xác lên đến 99,99% chỉ còn lại là 0,01% là tỷ lệ sai số nên số người nhận kết quả xét nghiệm ADN sai là rất ít. Ngoài ra, những trường hợp nhận kết quả xét nghiệm sai đều là những trường hợp lấy mẫu xét nghiệm sai, bảo quản mẫu bệnh phẩm không đúng quy trình. Vì vậy, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, khách hàng cần lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín.

Xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng có chính xác không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp áp dụng xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng vì mức độ tiện lợi của hình thức xét nghiệm này. Nhiều người lo ngại việc lấy mẫu bệnh phẩm qua vật trung gian là bàn chải đánh răng sẽ không chính xác bằng lấy mẫu bệnh phẩm trực tiếp trên cơ thể người.

Theo các chuyên gia đánh giá, lấy mẫu xét nghiệm trên bàn chải đánh răng thực chất là xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng nên có mức độ chính xác tương đương với các mẫu bệnh phẩm khác nên không cần quá lo lắng về mức độ chính xác của hình thức xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng.

Xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng có chính xác không?
Xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng thực chất là xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng không đúng quy trình thì có thể dẫn đến trường hợp bị sai kết quả xét nghiệm. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm ADN bằng bàn chải đánh răng được chính xác, có thể lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phải lấy bàn chải đánh răng đã đánh được ít nhất là 10 lần
  • Lấy bàn chải đánh răng sau khi vừa đánh răng xong
  • Không rửa bàn chải với nước sạch trước khi mang đi xét nghiệm ADN
  • Không để đầu bàn chải tiếp xúc với các vật khác trước khi xét nghiệm
  • Không chạm tay, cầm trực tiếp vào đầu bàn chải.
  • Khi mang bàn chải đi xét nghiệm ADN, không bọc trong túi kín dễ khiến cho bàn chải bị ẩm, mốc.

Xét nghiệm ADN cha con bằng mẫu tóc có được không?

Theo các chuyên gia, xét nghiệm ADN cha con có thể thực hiện bằng mẫu bệnh phẩm chân tóc với mức độ chính xác lên đến 99,99%. Xét nghiệm ADN cha con cũng có đặc điểm gần như các hình thức xét nghiệm ADN khác, tuy nhiên khác ở mục đích nên các giấy tờ, thủ tục cũng khác theo. Còn mức độ chính xác thì các hình thức xét nghiệm ADN đều chính xác như nhau.

Xét nghiệm ADN cha con bằng mẫu tóc có được không?
Xét nghiệm ADN cha con bằng tóc có kết quả chính xác cao

Xét nghiệm ADN bằng tóc là một trong những mẫu bệnh phẩm được đánh giá cao về mức độ chính xác và được nhiều người lựa chọn để xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm này chỉ có thể áp dụng với người lớn và không được khuyến khích áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có thể khiến trẻ bị đau và dễ bị đứt chân tóc. Thay vào đó có thể đổi bằng các mẫu bệnh phẩm khác như niêm mạc miệng, móng tay, móng chân, cuống rốn.

Trên đây là những nội dung quan trọng và cần thiết liên quan đến thủ tục xét nghiệm ADN đối với cả những trường hợp xét nghiệm ADN dân sự và ADN pháp lý. Hy vọng với những nội dung trong bài viết trên, bạn sẽ giải đáp được thắc mắc xét nghiệm ADN cần những gì để tránh mất thời gian vào việc xét nghiệm ADN. Nếu thấy bài viết trên có ích, cùng nhau chia sẻ đến gia đình và bạn bè để mọi người cùng nắm bắt được nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận