Rối loạn tiêu hóa nên ăn uống gì? 14 thực phẩm lành mạnh cho dạ dày

Rối loạn tiêu hóa thường gây nên nhiều triệu chứng đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống khoa học chính là điều quan trọng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hữu hiệu nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm lành mạnh giúp bạn giải đáp câu hỏi rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Lưu ý: Chúng tôi không chữa và không trả lời tư vấn về bệnh này. Bài viết chỉ chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc. Vui lòng không gọi hotline.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa

Các bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp ở mọi đối tượng, vì thế việc ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hình thành bệnh. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì?

Chuối

Chuối là loại trái cây tươi ngon dễ tiêu hóa đường ruột và thành phần chứa nhiều lượng kali tốt cho đường tiêu hóa của con người. Bên cạnh đó, chất xơ có ở trong chuối có khả năng hấp thụ các chất lỏng bị dư thừa trong bao tử khi gặp tình trạng tiêu chảy, giúp phục hồi các loại vi khuẩn có lợi bên trong bao tử.

Chuối có công dụng hữu ích khi người bệnh rối loạn tiêu hóa gây mất nước
Chuối có công dụng hữu ích khi người bệnh rối loạn tiêu hóa gây mất nước

Dứa

Nhiều người thường chỉ biết đến tác dụng của quả dứa đối với bà bầu và làm đẹp chứ không hề hay dứa còn có khả năng giảm thiểu triệu chứng chướng bụng và đầy hơi. Bên trong loại hoa quả này có lượng chất xơ nhiều, có tác dụng thúc đẩy cũng như hấp thụ protein có trong cơ thể. Khi đó, người bệnh có thể giảm được các triệu chứng gây khó chịu như khó tiêu. Bạn nên sử dụng dứa làm thành nước ép hoặc có thể ăn trực tiếp.

Quả bơ

Bơ có chất xơ và chất béo đơn không bão hòa dồi dào giúp duy trì được chức năng tối ưu của đường tiêu hóa hay tuyến tụy, các túi mật, lá gan. Không những thế, thực phẩm này còn chuyển đổi được các beta-carotene trở thành vitamin A rất có ích và cần thiết đến niêm mạc lót ở hệ thống tiêu hóa.

Táo

Táo cũng là một loại trái cây hỗ trợ người bệnh rất tốt khi chưa biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Theo đó, táo có thể giảm thiểu tình trạng táo bón khi thành phần có nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, chứa các loại vitamin và khoáng chất cải thiện đường tiêu hóa một cách mạnh khỏe nhất. Ngoài ra, bạn có thể làm 15 món ngon từ táo giàu dinh dưỡng lạ miệng cho bệnh nhân dễ ăn hơn nhé.

Táo tốt cho người mắc hội chứng rối loạn hệ tiêu hóa
Táo tốt cho người mắc hội chứng rối loạn hệ tiêu hóa

Cháo – món ăn dễ tiêu hóa

Bữa ăn của người bị rối loạn hệ tiêu hóa phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất như sau: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Vậy nên cháo chính là một món ăn dinh dưỡng không những đủ 4 nhóm chất mà còn giúp người bệnh dễ tiêu hóa.

Tuy nhiên rối loạn tiêu hoá nên ăn cháo gì phù hợp?

Bạn có thể tham khảo một loạt các món cháo dễ tiêu đủ chất như: cháo bí ngô nấu thịt nạc, cháo thịt nạc heo xay, cháo cà rốt thịt nạc,…

Sữa chua

Nhiều lời truyền miệng nhau rằng rối loạn tiêu hóa nên bổ sung các loại sữa chua dạng ăn hoặc uống. Sữa chua là một trong 25 loại thực phẩm giàu lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Vậy thực hư rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?

Quả thật không sai, sữa chua rất tốt cho đường ruột do chứa một số loại vi khuẩn có lợi, dung nạp thêm men tiêu hóa cho cơ thể. Hơn thế nữa, thành phần trong sữa chua còn có lượng probiotic và lợi khuẩn giúp tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ kích thích đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt, sữa chua còn có công dụng điều trị táo bón, giảm thiểu nguy cơ mắc tiêu chảy hay khó tiêu.

Mắc chứng rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua được không?
Sữa chua còn có công dụng điều trị táo bón, giảm thiểu nguy cơ mắc tiêu chảy hay khó tiêu.

Gừng

Từ lâu, gừng được biết đến là một trong những loại gia vị nấu ăn tốt từ thiên nhiên với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Trong đó, khả năng của gừng có tính kháng viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ đắc lực trong việc cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh. Không những chữa hiệu quả các ca đầy hơi, khó tiêu mà gừng có thể trị các chứng co thắt dạ dày, buồn nôn hay chứng ốm nghén của mẹ bầu.

Khoai lang

Thực phẩm tiếp theo gợi ý cho người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì chính là khoai lang. Các thành phần có trong khoai lang phải kể đến như: lượng vitamin và khoáng chất phong phú, chất xơ, carbohydrate cao giúp chữa trị viêm loét dạ dày. Với những yếu tố kể trên đây thì khoai lang hứa hẹn sẽ giúp ích trong việc điều trị rối loạn hệ tiêu hóa và giảm thiểu các gốc tự do.

Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm cung cấp lượng chất xơ thiết yếu cho hệ tiêu hóa khi có thể vận chuyển tốt thức ăn và phòng ngừa chứng táo bón. Đây là một nguyên liệu từ tự nhiên giúp bệnh nhân bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất đa dạng nhằm thúc đẩy cũng như cải thiện sức khỏe.

Các loại rau xanh

Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh tươi ngon sạch hữu cơ để tăng lượng chất xơ có ích trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón cho người mắc bệnh đại tràng co thắt, giúp làm mềm phân và di chuyển dễ hơn khi đi qua đại tràng. Lượng chất xơ mà người lớn cần từ 21-38g/ngày.

Lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều hàm lượng chất xơ mà chỉ tăng thêm từ 2-3g mỗi ngày. Ngoài ra, rau là loại thực phẩm giàu enzyme tốt giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.  Có thể tham khảo các loại rau xanh có ích cho đường tiêu hóa như: măng tây, các loại đậu, bông cải xanh, củ cải đường, cải bắp, cà rốt, ngô, súp lơ, su hào, dưa chuột,…

Khoai tây

Theo một số quan niệm của y học cổ truyền, khoai tây có vị ngọt và tính bình, công dụng hòa vị điều hòa được chức năng của dạ dày, kiện tỳ khi tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, ích khí và chữa được chứng biếng ăn, bí đại tiện, tiêu hóa kém.

Lòng trắng trứng

Các nghiên cứu từ chuyên gia thì lòng trắng trứng giúp bổ sung lượng vitamin D giúp kháng viêm cho đường ruột tốt cho người rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không phải trứng nào cũng nên ăn và phương pháp chế biến nào cũng thích hợp, bạn nên sử dụng trứng gà luộc là tốt nhất.

Cá và thịt trắng

Tiếp theo để gợi ý cho bạn đọc rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì cá và thịt trắng là loại thực phẩm bạn không nên bỏ qua. Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng cao chất đạm, có công dụng tái tạo lại niêm mạc có trong đường ruột, tổng hợp những kháng thể khi hệ tiêu hóa bị rối loạn. Không những thế, cá và thịt trắng còn mang đến lượng chất vôi thiết yếu để chống lại sự dị ứng của bộ phận tuyến thượng thận.

Ăn lượng cá và thịt trắng vừa phải mỗi tuần
Ăn lượng cá và thịt trắng vừa phải mỗi tuần

Rối loạn tiêu hóa uống gì?

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây chứa đa dạng hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Trong đó, cam là loại hoa quả tốt nhưng nhiều người hoài nghi rằng rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam?

Theo đó, cam là loại thực phẩm chứa lượng vitamin C lớn giúp những vết loét tại niêm mạc nhanh lành hơn, kích thích tái tạo tế bào, loại bỏ cặn bã trong cơ thể. Ngoài ra, nước cam không có lợi cũng không có hại đối với người mắc rối loạn tiêu hóa. Nếu cảm giác buồn nôn thì bạn không nên uống nước cam.

Uống nước ép trái cây phù hợp và tốt cho hệ tiêu hóa
Uống nước ép trái cây phù hợp và tốt cho hệ tiêu hóa

Uống đủ nước hàng ngày

Ngoài việc tìm hiểu rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì bổ sung đủ lượng nước hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp chứng tiêu chảy dẫn đến sự mệt mỏi và mất nước trong cơ thể. Bạn chú ý nên sử dụng nước lọc hợp vệ sinh, có thể uống nước chanh pha loãng, các loại nước chứa kali và natri bổ sung điện giải, khoáng chất.

Nghệ và mật ong

Nghệ từ lâu được xem là loại thuốc thiên nhiên tiêu hóa cay đắng và tống hơi hữu hiệu. Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong thiên nhiên để cải thiện hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc, giảm sự đầy hơi, chướng bụng. Nghệ có tinh chất curcumin sẽ kích thích lá gan sản xuất cũng như bài tiết mật hiệu quả.

Một số loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc thiên nhiên tốt sức khỏe cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà vỏ cam,… Theo đó, trà hoa cúc có hàm lượng tanin vừa đủ hỗ trợ giảm cơn co thắt ở ruột, chữa trị hiệu quả chứng tiêu chảy. Đối với trà vỏ cam thì cũng có công dụng trong việc làm sạch khuẩn bên trong dạ dày.

Kết hợp sử dụng một số loại trà thảo mộc
Kết hợp sử dụng một số loại trà thảo mộc

Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Thực phẩm tái sống

Bên cạnh vấn đề rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ở trên, thì người bệnh nên tránh xa những thức ăn tái sống như tiết canh, rau sống, gỏi cá sống, thức ăn ôi thiu,… bởi hệ tiêu hóa sẽ phản ứng và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo nguồn gốc

Những thực phẩm không nguồn gốc rõ ràng thường dễ gây thêm bệnh cho người tiêu hóa không tốt. Một số những thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn hay để trong tủ lạnh lâu, các thức ăn vỉa hè không hợp vệ sinh tuyệt đối nên tránh xa để đảm bảo quá trình điều trị bệnh được suôn sẻ hơn.

Rượu bia cà phê thuốc lá

Các chất kích thích như thuốc là, rượu bia, cà phê không tốt cho người mắc bệnh đau ngực, trào ngược dạ dày, khó nuốt là những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích khi mắc bệnh về tiêu hóa
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích khi mắc bệnh về tiêu hóa

Trái cây khô, đóng hộp

Trái cây khô đóng hộp cũng không tốt cho các bệnh nhân khi thực phẩm này chứa lượng đường rất cao, dễ mắc chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng cho đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích.

Trái cây có vị chua, axit nhiều

Các loại hoa quả chứa axit cao, vị chua nhiều sẽ không tốt cho đường tiêu hóa bởi khi dung nạp thực phẩm nhiều axit khiến đầy bụng, trào ngược dạ dày, tiêu chảy.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị

Những thức ăn chứa nhiều lượng dầu mỡ như món chiên, xào hay các thực phẩm có chất béo động vật dồi dào sẽ khiến ruột bị co thắt nhiều, gây đau nhức và khó chịu ở bụng.

Sữa bò và chế phẩm từ sữa

Sau cùng trả lời cho rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì, người bệnh nên tránh các loại sữa động vật, chế phẩm từ sữa bởi thành phần trong những loại sữa này chứa đường lactose sẽ khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, táo bón, đau quặn ở bụng. Nếu như bé cần uống sữa, hãy tham khảo 10 loại sữa cho trẻ nhiều chất xơ cho hệ tiêu hóa bạn nhé.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiêu hóa

Khi nào cần gặp bác sĩ

Theo dõi cơ thể và đăng ký khám sức khỏe tổng quát chẩn đoán bệnh khi thấy những dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa như: đi ngoài xuất hiện máu, buồn nôn hay ói mửa không ngừng, sụt cân không nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, đau bụng kéo dài ở một chỗ.

Ăn thực phẩm sạch, nguồn gốc organic

Việc nên ăn gì sau khi bị rối loạn tiêu hóa cũng nhận sự quan tâm từ các bệnh nhân. Theo đó, bạn nên tìm hiểu thực phẩm sạch organic là gì và chọn mua sử dụng. Bởi đây là những sản phẩm tốt sức khỏe, có lợi cho hệ tiêu hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lựa mua thực phẩm sạch nguồn gốc organic
Lựa mua thực phẩm sạch nguồn gốc organic

Chia nhỏ nhiều bữa

Thêm vào đó, khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiêu hóa thì bạn không nên cho họ dung nạp nhiều món ăn vào cơ thể trong một bữa, nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày để đường tiêu hóa không quá tải và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý

Giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi đúng giờ và không nên thức khuya. Thực hiện những phương pháp giảm căng thẳng như ngồi thiền, tập thể dục, yoga,…

Bổ sung chất điện giải cho cơ thể

Chọn lọc các thực phẩm cung cấp chất điện giải và bù nước cho cơ thể chứa các loại chất như magie, kali,.. Người mắc bệnh tiêu chảy có thể bổ sung nước gạo rang, nước rau quả, nước khoáng,…

Cung cấp chất điện giải bù nước cho cơ thể
Cung cấp chất điện giải bù nước cho cơ thể

Hy vọng với các thông tin trong bài viết đã giải đáp khúc mắc rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cho bạn đọc một cách chi tiết nhất. Ngoài ra, đừng quên việc thăm khám bệnh tiêu hóa tại các bệnh viện uy tín để luôn có một cái bụng khỏe, một hệ tiêu hóa tốt nhé.