Đau mắt đỏ là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Nội dung chính:

Mắt là bộ phận có cấu trúc phức tạp và khá nhạy cảm trên cơ thể mỗi con người. Là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp nhất, vậy đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh thường do các loại virus, vi khuẩn hoặc do các phản ứng dị ứng khác gây ra. Bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi và vào bất kỳ thời kỳ nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp mà bệnh dễ lây nhiễm nhất là vào mùa hè và mùa thu.

đau mắt đỏ

1.1 Các loại đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do nhiễm virus là dạng viêm giác mạc phổ biến nhất và cũng là dạng dễ lây lan nhất. Ban đầu xuất hiện ở một mắt, khiến mắt đỏ lên và chảy nhiều nước mắt. Trong một vài ngày tiếp theo, mắt còn lại sẽ bị nhiễm theo.

Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn thường sẽ là lây nhiễm một mắt nhưng trong một số trường hợp xuất hiện ở cả hai. Mắt của bạn sẽ tiết ra nhiều mủ và chất nhầy.

Viêm kết mạc do dị ứng: Loại viêm kết mạc này khiến mắt người bệnh ngứa, đỏ và chảy nước mắt giàn giụa.Hoặc cũng có thể bị sổ mũi.

Ophthalmia neonatorum: Đây là một dạng viêm giác mạc nghiêm trọng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được ngăn chặn và điều trị ngay lập tức sẽ gây ra những tổn thương mắt nhẹ thì thị lực giảm năng thì mù vĩnh viễn.

Đau mắt đỏ do việc lạm dụng nước mắt nhân tạo quá nhiều.

Ophthalmia neonatorum
Ophthalmia neonatorum là một  dạng viêm giác mạc nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh

1.2 Đau mắt đỏ bị mấy lần trong đời?

Theo Cục Y tế dự phòng (thuộc Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay, chưa có vắc – xin tiêm phòng hay bất kỳ loại thuốc đặc trị được bệnh đau mắt đỏ. Người đã bị bệnh thì nguy cơ bị lại không thay đổi và tất nhiên sẽ không có con số  cụ thể cho câu hỏi đau mắt đỏ bị mấy lần trong đời. Vì vậy, để hạn chế mắc bệnh, hãy lưu ý phòng ngừa cẩn thận để hạn chế tối đa các tác nhân lây bệnh.

2. Triệu chứng đau mắt đỏ

Những dấu hiệu ban đầu mà chúng ta có thể nhận biết bao gồm mắt đỏ, cộm, ngứa, chảy dịch, không nhìn rõ,….

2.1 Đỏ mắt trắng hoặc mí mắt trong

Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc truyền nhiễm phổ biến là đỏ mắt hoặc sưng mí mắt trong. Các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng thường liên quan đến cả hai mắt và hầu như luôn bao gồm ngứa. Sưng mí mắt là phổ biến hơn với bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn và dị ứng.

2.2 Sưng kết mạc

Hai mi mắt sưng phù, mọng, đỏ do tích tụ nhiều mạch máu.

2.3 Nước mắt nhiều hơn bình thường

Mắt đỏ, ngứa dữ dội và nước mắt chảy liên tục ở cả 2 mắt là dấu hiệu đau mắt đỏ dị ứng bạn có thể dễ dàng nhận ra.

2.4 Chất dịch màu vàng đặc chảy ra trên lông mi

Đối với trường hợp bệnh nhân bị do nhiễm virus hoặc do bị dị ứng thì sẽ xuất hiện chất dịch màu vàng đặc chảy ra trên lông mi.

2.5 Chất dịch màu xanh lá cây hoặc màu trắng từ mắt

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh do nhiễm vi khuẩn thì mắt sẽ xuất hiện các chất dịch màu xanh lá cây hoặc màu trắng.

2.6 Ngứa mắt

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ sẽ có cảm giác ngứa kéo dài đi kèm cảm giác cộm trong mắt giống như hạt cát, hạt bụi,…

Tuyệt đối không đeo lens khi bị đau mắt đỏ
Tuyệt đối không đeo lens khi bị đau mắt đỏ

2.7 Đốt mắt

Mắt cảm thấy khô, nóng đỏ rát khó chịu, xuất hiện nhiều gỉ mắt nhất là sau khi ngủ dậy.

2.8 Nhìn mờ

Có nhiều nguyên nhân của triệu nhìn mờ có của mắt như tật khúc xạ hoặc những bệnh lý tại mắt như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc,…

Khi thấy dấu hiệu này, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhất. Hoặc bạn phải tăng cường thêm các thực phẩm tốt cho mắt sáng thị lực.

2.9 Nhạy cảm hơn với ánh sáng

Bệnh có thể gây ra sự nhạy cảm nhẹ với ánh sáng. Một người có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thay đổi thị lực, nhạy cảm ánh sáng nghiêm trọng hoặc đau dữ dội có thể bị nhiễm trùng lan ra ngoài kết mạc. Cũng có khả năng người đó bị nhiễm trùng hoặc viêm nghiêm trọng hơn bên trong mắt. Trong cả hai trường hợp, tình trạng nên được bác sĩ kiểm tra,bởi nó có thể gây viêm loét giác mạc, rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới thị lực sau này.

2.10 Hạch bạch huyết sưng

Một số trường hợp viêm kết mạc sẽ xuất hiện hạch bạch huyết sưng và gây đau cho người bệnh. Thường xuất hiện ở dưới hàm hoặc sau tai.

Một số trường hợp bệnh tiến triển trầm trọng mà bạn nên tìm đến bác sĩ ngay như xuất hiện rất nhiều dịch màu vàng hoặc màu xanh lá tiết ra. Mí mắt không thể mở vào mỗi buổi sáng. Mắt đau dữ dội khi nhìn vào đèn sáng hay bắt gặp ánh nắng mặt trời. Không thể nhìn, hoặc nhìn không rõ các vật thể xung quanh. Sốt cao, run rẩy, đau các cơ mặt. Tuy ít gặp nhưng đâu là triệu chứng nguy hiểm nhất.

Tìm gặp ngay các bác sĩ
Tìm gặp ngay các bác sĩ để có phương án chữa trị hiệu quả và không gây nguy hiểm

Đau mắt đỏ thường sẽ giảm dần và hết sau khoảng 2 tuần. Do vậy, đối với những trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu đỡ hơn, cần nên tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám chuyên khoa mắt để các bác sĩ có thể đưa ra các phương án chữa trị kịp thời, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.

Hạch bạch huyết sưng xuất hiện ở dưới hàm hoặc sau tai
Hạch bạch huyết sưng xuất hiện ở dưới hàm hoặc sau tai

3. Nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một căn bệnh do các loại vi khuẩn hay virus gây ra tình trạng nhiễm trùng ở mắt. Những biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là mắt bị đỏ từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu đau mắt đỏ sẽ xuất hiện ở một mắt và sau đó lan ra cả 2 mắt.

Những người bị mắc phải bệnh đau mắt đỏ thường lúc đầu sẽ có cảm mắt bị cộm, nóng rát, khả năng nhìn bị mờ, mi mắt bị sưng và đôi khi bị chảy nước mắt. Trước đó người bị mắc bệnh này sẽ có dấu hiệu mắt bị đỏ và có ghèn. Để giảm thiểu tình trạng trên, người bị đau mắt nên tìm 30 thực phẩm tốt cho mắt tăng cường sức khỏe thị lực.

Bệnh đau mắt đỏ sẽ dễ bị lây lan từ người này qua người khác, chính vì thế khi có những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.

Đau mắt đỏ là một căn bệnh cực kỳ dễ lây lan
Đau mắt đỏ là một căn bệnh cực kỳ dễ lây lan

3.1. Đau mắt do virus

Virus tấn công vào mắt và làm cho mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Đau mắt đỏ do virus viral conjunctivitis tấn công rất dễ lây lan và khó điều trị. Để trị bệnh cần nhiều thời gian, thông thường kéo dài lên đến ba tuần. Cách tốt nhất để điều trị đau mắt đỏ do virus  hạn chế tối đa các biến chứng có thể phát sinh.

3.2. Đau mắt do vi khuẩn

Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra ghèn ở mắt, có màu vàng xanh, xuất hiện ở hốc mắt. Vi khuẩn viêm nhiễm nặng sẽ khiến dịch nhầy tiết ra nhiều làm hai mí dính chặt, mắt không mở được. Dịch nhầy này chứa nhiều vi khuẩn nên rất dễ lây nhiễm bệnh. Để có thể điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn tấn công, tốt nhất bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian ủ bệnh.

3.3. Đau mắt đỏ do dị ứng

Một số người cũng có thể bị đau mắt đỏ do dị ứng với phấn hoa, lông thú động vật, bụi hay các tác nhân gây dị ứng khác. Đau mắt đỏ do dị ứng thường đi kèm các biểu hiện như sổ mũi. Khi đau mắt đỏ do dị ứng, cả hai mắt đều sẽ bị nhiễm bệnh. Đau mắt đỏ dạng này thường không lây lan.

Đau mắt đỏ do dị ứng có thể chữa trị tại nhà, tuy nhiên nếu nghiêm trọng thì nên đến điều trị chuyên khoa mắt tại các cơ sở y tế chất lượng. Cách chữa đau mắt đỏ do dị ứng cũng khá đơn giản, phục hồi nhanh.

3.4. Đau mắt đỏ do hóa chất, mỹ phẩm

Với những loại hóa chất hay mỹ phẩm có chứa clo khi tiếp xúc với đôi mắt cũng có thể gây nên tình trạng đau mắt đỏ này.

3.5. Đau mắt đỏ do thời tiết

Căn bệnh đau mắt đỏ thường hay diễn ra thành dịch vào những thời điểm giao mùa trong năm. Đây chính là lúc thời tiết thay đổi dẫn tới cơ thể chưa kịp thích nghi nên sẽ gây mệt mỏi và sức đề kháng yếu. Vì thế lúc này mọi người đều rất dễ mắc bệnh.

Đau mắt đỏ còn có thể do dị ứng gây ra
Đau mắt đỏ còn có thể do dị ứng gây ra

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì đối với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém cũng rất dễ bị vi khuẩn, virus, các tác nhân xấu bên ngoài môi trường tấn công và gây bệnh cho cơ thể nói chung và mắt nói riêng. Người bệnh nên chú ý sử dụng 30 loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt trong mùa bệnh.

các triệu chứng của đau mắt đỏ
Các triệu chứng của đau mắt đỏ

3.6 Nấm, amip và ký sinh trùng

Kính áp tròng với nhiều màu sắc với tính ứng dụng cao bên cạnh khả năng khắc phục thị thực kém nó còn là một công cụ làm đẹp ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách, vệ sinh không sạch hay sử dụng những cặp lens chất lượng kém sẽ tiềm ẩn nguy lây nhiễm nấm, amip và ký sinh trùng gây nên các bệnh liên quan tới mắt thường gặp là viêm giác mạc.

Đau mắt đỏ đôi khi là kết quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh lậu là một ví dụ, bệnh lậu có thể mang đến một dạng viêm kết mạc do vi khuẩn hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chlamydia là một dạng có thể gây viêm kết mạc ở người lớn. Nếu người mẹ nhiễm chlamydia, lậu hoặc vi khuẩn khác thì khả năng đứa con sinh ra bị viêm giác mạc là rất cao.

5. Đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Bệnh là một loại bệnh rất dễ mắc với nguy cơ lây lan thành dịch là rất cao. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì những di chứng mà chúng để lại sẽ là vĩnh viễn như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cu, hoặc thậm chí ở những trường hợp nặng hơn đó là mất đi một hoặc toàn bộ thị lực.

Đau mắt đỏ do lậu xuất hiện ở trẻ sơ sinh nguyên nhân là do lây truyền từ mẹ sang con là một bệnh vô cùng nguy hiểm có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, các mẹ hãy chú ý quan sát và đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh.

6. Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ?

6.1 Giữ đôi mắt của bạn sạch sẽ

Khi bị bệnh người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều ghèn vàng tích tụ ở mắt khi ngủ, và đặc biệt nhiều ở trẻ em. Do vậy hãy chú ý vệ sinh mắt, luôn giữ đôi mắt của bạn sạch sẽ bằng cách dùng một cái khăn mặt vải mềm không bị xù vải, sạch thấm nước ấm và lau nhẹ xung quanh mắt để loại bỏ bớt phần nghèn có trên mắt.

6.2 Giặt hoặc thay vỏ gối mỗi ngày

Chảy nước mắt, nghèn tích tụ, dịch xuất hiện nhiều,… sẽ có thể dây ra vỏ gối của bạn,… Do vậy để đảm bảo vệ sinh và tránh vi khuẩn virus có cơ hội lây lan, hãy giặt hoặc thay vỏ gối mỗi ngày.

6.3 Đừng chạm hoặc chà mắt bị nhiễm trùng

Tuyệt đối không được chạm, chà và đặc biệt là không được day, dụi mắt. Vì những hành động này vô tình sẽ làm giác mạc bị tổn thương ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của mắt.

Tuyệt đối không được chạm hoặc chà tay vào mắt tránh bị nhiễm trùng
Tuyệt đối không được chạm hoặc chà tay vào mắt tránh bị nhiễm trùng

6.4 Đừng đeo hoặc chia sẻ đồ trang điểm mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc kính áp tròng

Hãy dừng ngay việc sử dụng đồ trang điểm mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc kính áp tròng, hạn chế tới mức tối thiểu những tác động tới mắc lúc này. Đối với những bạn thị lực kém, hãy sử dụng gọng kính cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn. Chú ý vệ sinh hộp kính, mắt kính và gọng kính một cách thường xuyên.

6.5 Sử dụng một miếng gạc ấm

Việc sử dụng chung một miếng băng gạc cho cả 2 mắt rất dễ lây nhiễm bệnh từ mắt này sang mắt kia. Do vậy hãy lưu ý sử dụng băng gạc ấm, sạch, chưa qua sử dụng và sử dụng hai miếng mỗi miếng một mắt bạn nhé.

Để giúp giảm bớt sự khó chịu của mắt cũng như để đảm bảo vệ sinh, hãy sử dụng băng gạc ấm, sạch, chưa qua sử dụng chườm lên mắt trong 5 – 10 phút, tần suất 3 – 4 lần/ngày.

6.6 Hạn chế thuốc nhỏ mắt

Nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản có thể được áp dụng một vài lần một ngày. Bên cạnh đó, hãy dừng ngay việc nhỏ thuốc nhỏ mắt bạn đang dùng có thể nó chính là thủ phạm khiến bạn bị đau mắt đỏ. Hãy tìm tới các bác sĩ uy tín, tùy thuộc vào các tổn thương mắt mà bạn đang gặp phải mà bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp với bạn. Hãy tuân thủ đúng liều lượng chỉ định để sớm khỏi bệnh bạn nhé.

6.7 Bảo vệ mắt bạn khỏi bụi bẩn và những thứ khác gây kích ứng

Hãy bảo vệ mắt bạn khỏi bụi bẩn và những thứ khác gây kích ứng bằng cách đeo kính râm vừa bảo vệ mắt vừa thời trang hay sử dụng kính chắn gió, bụi. Tránh tiếp xúc những nơi nhiều bụi bẩn. Tránh tiếp xúc với các môi trường có khói như khói bếp, khói hương, khí than củi, khói xăng xe,…Tuyệt đối không được đi bơi để tránh dây nước bẩn vào mắt khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

7. Đau mắt đỏ và cách phòng tránh

7.1 Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt

Hãy sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi phải làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi như đeo kính bảo hộ bảo vệ mắt chất lượng… Sau một ngày, cần nên vệ sinh mắt bằng cách rửa sạch mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% mà bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

7.2 Sử dụng kính mát

Sử dụng kính mát khi phải di chuyển ngoài đường đặc biệt là ở môi trường ô nhiễm khói bụi đang ở mức báo động ở Việt Nam hiện nay. Ngay sau khi bị bụi hoặc các dị vật bay vào mắt chú ý tránh dụi mắt, hãy dùng các vật mềm và sạch cố gắng lấy chúng ra khỏi mắt.

Lưu ý sử dụng kính mát khi phải di chuyển ngoài đường
Lưu ý sử dụng kính mát khi phải di chuyển ngoài đường

7.3 Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt

Với bất cứ một dấu hiệu của mắt như tầm nhìn mờ, mắt khô, nhức mỏi,… đều là lời cảnh báo mắt bạn đang gặp vấn đề, có thể là do mắt đang phải hoạt động quá công suất hay là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Khi nhận thấy các dấu hiệu của mắt, hãy chú ý nghỉ ngơi cho mắt, tìm gặp các bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị dứt điểm các bệnh này.

7.4 Cân nhắc sử dụng các vật, thuốc tiếp xúc tới mắt

Việc tìm hiểu nguồn gốc, thương hiệu của các loại kính áp tròng là vô cùng cần thiết. Những đôi lens không chất lượng không chỉ khiến người đeo cảm thấy cộm và đau mắt khi đeo, mà nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan tới mắt thường gặp là đau mắt đỏ. Đối với các trường hợp dùng thuốc thì bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Không bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid hoặc sử dụng chung thuốc nhỏ mắt của bạn bè hoặc người thân.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường rất hay gặp và có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài tới thị lực và nghiêm trọng hơn là dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh gây khó chịu ở mắt hãy nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.