Trị liệu hành vi cho trẻ bại não – Vấn đề quan trọng bị bỏ quên

Trong điều trị bại não thì hành vi trị liệu cũng được biết đến như một liệu pháp phát triển nhận thức hành vi. Biện pháp này có thể hiểu đơn giản nhất là hướng dẫn cho trẻ cách tương tác với môi trường xung quanh và tự kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.

hành vi trị liệu
Hành vi trị liệu giúp trẻ phát triển nhận thức hành vi.

Hành vi trị liệu có ảnh hưởng tích cực không chỉ về chất lượng cuộc sống cho trẻ đặc biệt, mà còn về những người hỗ trợ và chăm sóc cho các con.

Hành vi trị liệu giúp một cá nhân phát triển các kỹ năng sống, chẳng hạn như khả năng quản lý các tình huống/sự kiện căng thẳng dẫn đến sự tức giận, thất vọng hoặc những kết quả tiêu cực. Hành vi trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết những thách thức học thuật đối với trẻ.

Trẻ không được kiểm soát tốt hành vi có thể gây ra những rối loạn tâm lý khác

Khi gặp trở ngại về giao tiếp xã hội thì nỗi buồn, sự tức giận và thất vọng có thể dẫn đến hậu quả tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, một số trường hợp trẻ bị bạn bè cách ly bởi nhận thức chậm có thể bắt đầu cảm thấy bị cô lập dẫn đến trầm cảm.

Nên cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ bại bằng việc trao quyền được yêu cầu, khuyến khích kỹ năng đối phó, quan điểm, khuyến khích suy nghĩ hướng tới nhiệm vụ. Hành vi trị liệu có thể giúp cho trẻ có vượt qua cảm giác thiếu tự tin và vô nghĩa.

dieu-tri-hanh-vi-cho-tre-bai-nao
Hành vi trị liệu giúp trẻ vượt qua cảm giác thiếu tự tin.

Khi một đứa trẻ có thể giao tiếp, ngay lập tức tận hưởng cuộc sống sinh hoạt, gắn bó với gia đình và bạn bè, cải thiện việc tự tiếp thu và đóng góp toàn diện hơn trong khi điều trị. Tăng chất lượng cuộc sống và khả năng giao tiếp đã được chứng minh là một yếu tố quan trọng trong tuổi thọ của một đứa trẻ.

Tìm hiểu: Trẻ bại não sẽ sống được bao lâu?

Ai được lợi từ liệu pháp điều trị hành vi cho trẻ bại não?

1. Phụ huynh

Đối với phụ huynh, khi trẻ không kiểm soát được hành vi thì các mối quan hệ gia đình có thể trở nên căng thẳng, ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị về vận động, trí tuệ…

Nếu trẻ có thể tự phát triển về nhận thức với các vấn đề cá nhân, thói quen hàng ngày có thể được hoàn thiện dần và những hy vọng về tương lai của đứa trẻ sẽ sáng hơn.

2. Trẻ bại não

Với trẻ nhỏ, kể cả trẻ bại não thì cảm xúc, kỹ năng và hành vi xã hội vẫn liên tục được tiếp nhận và phát triển, những hành vi này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi trưởng thành. Nếu biết cách tương tác tốt với trẻ, các thành viên trong gia đình và những người chăm sóc sẽ hướng dẫn trẻ biết được cách thể hiện tình cảm, cảm xúc.

hành vi trị liệu
Các kỹ năng, hành vi xã hội vẫn tiếp tục phát triển ở trẻ bại não

Các kỹ năng ban đầu như cảm ơn, chào hỏi rất quan trọng cho trẻ phát triển sự cảm thông, muốn được chăm sóc theo cách nào và phản ứng với những người khác ra sao trong từng tình huống.

Tìm hiểu thêm:
>> Nếu trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, bạn hãy đọc bài viết: Trẻ chậm nói

Trong cuộc sống, đôi khi trẻ bại não có thể cảm thấy bị tẩy chay bởi những người khác, thất vọng với mục tiêu điều trị (ví dụ không kiểm soát hay chảy nước dãi), buồn khi bị giới hạn bởi khả năng của chính mình, muốn diễn đạt nhưng không biết bật âm ra bằng cách nào).

Thường thì trẻ bại não bị hạn chế nhiều trong khả năng giao tiếp bằng những cách thông thường, lúc này việc can thiệp ngôn ngữ là điều cực kỳ cần thiết.

Việc phát triển độc lập cần được định hướng càng sớm càng tốt để khi trẻ đến tuổi trưởng thành sự phát triển ước mơ tương lai không còn nằm quá nhiều ở gia đình mà lúc đó trẻ có thể biết mình có thể làm gì cho tương lai.

3. Người chăm sóc

Đối với những người chăm sóc hay điều trị thì việc áp dụng chung một phương pháp cho tất cả các trẻ là sai. Trị liệu hành vi phải cung cấp một nền tảng giáo dục tốt và đúng hướng hơn cho riêng từng trẻ.

Thông qua điều trị cho từng trẻ, người chăm sóc sẽ phải phát hiện rối loạn sự chú ý, căng thẳng xuất phát từ đâu để ngăn ngừa sự bùng phát, loại bỏ tiêu cực hành vi.

hành vi trị liệu
Hành vi trị liệu cần được thiết kế riêng cho từng trường hợp.

Lợi ích có thể bao gồm sự phát triển của một kế hoạch quản lý hành vi phù hợp, hệ thống khen thưởng, tương tác tích cực, và các kỹ thuật thích ứng để phù hợp với mức độ khả năng của trẻ.

Với trẻ bại não hãy tận tình, trân trọng và tương tác phù hợp với nhau trong một môi trường ổn định, an toàn và hạnh phúc.

Mọi chi tiết về Phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não vui lòng liên hệ: 0937.566.333 – 0888.151.444

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận