Bại não thể co cứng / Spastic Cerebral Palsy

Bại não co cứng là thể bại não phổ biến nhất ở trẻ em. Với bại não co cứng, tổn thương nằm trong một khu vực của não được gọi là vỏ não vận động – kiểm soát vận động của cơ thể. Tình trạng co cứng có thể ở phần trên của cơ thể, phần dưới hoặc cả hai, có thể ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.

Bại não thể co cứng là gì?

Bại não co cứng là một rối loạn phát triển gây ra bởi tổn thương não trước khi sinh, trong khi sinh hoặc trong vài năm đầu đời. Tình trạng này ngăn cản sự phát triển bình thường của chức năng vận động, bại não co cứng được đặc trưng bởi các cử động giật, căng cơ và cứng khớp.

Bại não thể co cứng chiếm 70-90% trong tổng số trường hợp bại não, muốn điều trị bại não thể co cứng trước hết phải hiểu rõ được kiến thức cơ bản về thể này.
Bại não thể co cứng được phân loại tùy theo vùng bị ảnh hưởng:

  • Bại não co cứng 2 chi dưới: 25 – 35%
  • Bại não co cứng nửa ngưởi: 35 – 40%
  • Bại não co cứng tứ chi: 40-45%
ảnh hưởng bại não thể co cứng
Bại não thể co cứng do ảnh hưởng của tổn thương từng phần não bộ

Xem thêm: Trẻ bại não sống được bao lâu?

Nguyên nhân gây bại não co cứng

Tăng trương lực cơ

Thể co cứng đặc trưng bởi sự gia tăng đề kháng ban đầu đối với lực kéo giãn nhưng sau đó giảm đột ngột. Tăng trương lực cơ là do tổn thương thần kinh vận động trên ở vỏ não gây tăng phản xạ gân xương.

Trương lực cơ là lực căng của cơ ở trạng thái nghỉ. Bình thường, ở trạng thái nghỉ cơ luôn chịu sức kéo từ hai đầu bám của nó, nên cơ luôn ở trạng thái trương lực nhất định. Trạng thái trương lực cơ này được duy trì nhờ có cơ chế điều hoà trương lực cơ từ phía hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ bại não co cứng nặng, các cơ trong trạng thái đồng co cơ, nghĩa là tất cả các cơ ở chi và thân mình đều co cứng. Sự đồng co cơ không được kiểm soát dẫn đến ngăn cản cử động xảy ra và không cho phép điều chỉnh tư thế. Sự đồng co cơ thường xảy ra ở phần gần hơn phần xa.

Các yếu tố ảnh hưởng trương lực cơ ở trẻ bại não co cứng

Trẻ có thể sử dụng phản xạ trương lực để cử động, ví dụ như sử dụng phản xạ mê đạo trương lực để lăn lật. Trẻ co cứng nặng phản ứng bằng cách tăng trương lực cơ hơn là cử động. Trẻ co cứng có 1 số mẫu co cứng điển hình như mẫu gập hoàn toàn ở chi trên và mẫu duỗi ở chi dưới. Nhưng thực tế lâm sàng có nhiều biến thể khác nhau như duỗi hoàn toàn tứ chi…

Trẻ có những đáp ứng liên hợp khi cố gắng, phấn khích, mất thăng bằng, sợ hãi hay lo lắng và sẽ làm tăng trương lực cơ trong các mẫu bất thường.

bại não thể co cứng
Bại não thể co cứng chiếm 70-90% trogn tổng số trường hợp bại não
Các tư thế bất thường ở trẻ bại não co cứng
Các tư thế bất thường ở trẻ bại não co cứng

Trẻ có thể phát triển khả năng thăng bằng bằng cách sử dụng phần cơ thể ít bị ảnh hưởng nhất. Ví dụ: Một trẻ liệt cứng hai chi dưới có thể duy trì và lấy lại thăng bằng bằng cách sử dụng tay, trẻ liệt cứng nửa người sẽ sử dụng tay hoặc chân không bị ảnh hưởng.

Trường hợp trẻ liệt cứng tứ chi rất khó phát triển được các phản ứng thăng bằng, nếu không có phương pháp phục hồi chức năng phù hợp thì phát triển cũng không hiểu quả, ví dụ trẻ có thể đưa tay ra bảo vệ mình khi ngã nhưng tay lại không có khả năng chịu lực khi chống xuống.

Co rút và biến dạng sẽ xảy ra và tiến triển ở trẻ co cứng nặng

Trẻ co cứng mức độ trung bình có sự gia tăng đáng kể trương lực cơ xảy ra khi trẻ cố gắng cử động, đặc biệt khi giữ thăng bằng, rõ hơn nhiều so với trẻ co cứng nặng. Nếu trẻ đang cử động dễ dàng thì trương lực của trẻ có thể tương đối bình thường, nhưng ngay sau khi trẻ trở nên cố gắng, vui mừng hoặc lo lắng trương lực cơ của trẻ sẽ tăng, thậm chí có thể tăng cao. Do đó một trẻ thông minh có thể làm cho mình cử động chậm hơn so với cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bại não thể co cứng

  • Tăng trương lực cơ ở các chi tổn thương.
  • Giảm khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp.
  • Dấu hiệu tổn thương hệ tháp.
  • Tăng phản xạ gân xương ở các chi tổn thương.
  • Có các phản xạ nguyên thủy.
  • Có thể có rối loạn dinh dưỡng cơ
  • Rối loạn điều hòa cảm giác.
  • Thần kinh sọ não: có thể bị liệt.

Khi phát hiện thấy trẻ có những triệu chứng trên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và chữa trị đúng cách. Thông thường, các bác sĩ sẽ xác định bại não bằng cách chụp hình cắt lớp, siêu âm não kèm với các thử nghiệm tâm lý để đánh giá phát triển trí tuệ của trẻ.

Điều trị bại não thể co cứng

  • Trẻ bại não thể co cứng nặng: Dùng thuốc dãn cơ kết hợp tập luyện phục hồi chức năng.
  • Trẻ bại não co cứng trung bình và nhẹ chỉ cần luyện tập phục hồi chức năng đúng phương pháp, tuy nhiên cần đánh giá tình trạng chính xác trước khi luyện tập.

>>Tìm hiểu thêm về Bại não thể thất điều – thể bại não hiếm gặp nhất!

Hướng dẫn tập luyện giảm co cứng

Phục hồi chức năng là phương pháp được y khoa thế giới ưu tiên hàng đầu trong điều trị Bại não. Tuy nhiên, việc điều trị phục hồi chức năng cho trẻ mắc chứng bại não co cứng không hề đơn giản, đòi hỏi phải kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau và thay đổi các bài tập luyện theo sự tiến triển và đáp ứng của trẻ, việc này cần dựa trên kinh nghiệm nhiều năm từ chuyên gia.

Các nguyên tắc trong phục hồi chức năng

  • Tuyệt đối phải qua kiểm tra đánh giá để xác định từng thể lâm sàng. Không được dùng chung một phương pháp cho tất cả các trẻ.
  • Giảm trương lực cơ, tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ.
  • Phá vỡ, ức chế các phản xạ nguyên thủy (duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu…)
  • Tạo thuận các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động thô theo các mốc: lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi. Hoàn thành mốc vận động trước rồi mới đến mốc vận động sau.
  • Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo.
  • Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ, tư duy.

Đọc bài viết Điều trị bại não để biết tầm quan trọng của phục hồi chức năng trong điều trị bại não nhé

Vật lý trị liệu

  • Chiếu đèn hồng ngoại để tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng.
  • Điện xung Dòng Gavanic ngược: toàn thân đối với liệt cứng tứ chi, khu trú chi trên/ chi dưới đối với trẻ bại não co cứng nửa người.

Thủy trị liệu

Dùng bồn nước xoáy Bubbard, bể bơi…

Vận động trị liệu

  • Duy trì tầm vận động tối đa tại các khớp lớn.
  • Phá vỡ các phản xạ bất thường.
  • Tăng khả năng kiểm soát đầu cổ.
  • Tăng khả năng lẫy lật
  • Tăng khả năng ngồi
  • Tăng khả năng quỳ – bò
  • Tăng khả năng đứng, đi.
  • Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay: Cầm nắm, thả đồ vật, với cầm đồ vật, phối hợp hai tay.
  • Ngăn ngừa các biến dạng.

Ngôn ngữ trị liệu (âm ngữ trị liệu)

Trẻ Bại não điều trị ngôn ngữ sẽ thường dùng AAC (Phương pháp sử dụng giao tiếp tăng cường và thay thế). Giúp trẻ kiểm soát các cơ của lưỡi, hàm, tập phát âm được. Ngôn ngữ trị liệu cần được tiến hành trước tuổi trẻ đến trường và tiếp tục trong suốt thời gian đi học.

Hoạt động trị liệu

Sử dụng các bài tập hoạt động trị liệu, các trò chơi giúp trẻ có thể thực hiện được các hoạt động theo sự phát triển của lứa tuổi

Giáo dục kỹ năng cá nhân – xã hội

Mục tiêu là giúp cho trẻ có thể độc lập và hòa nhập với gia đình và xã hội.

Đọc bài viết: Trị liệu hành vi để hiểu về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng cá nhân xã hội cho trẻ bại não

Chăm sóc đúng cách

Trẻ nhỏ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ ánh sáng, được giao tiếp với các trẻ khác và người lớn.

>> Bạn nên đọc bài viết Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bại não để chăm sóc cho bé một cách tốt

Đối với những trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng quá nặng của bại não, khiến các cơ bị co rút thì bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một số nhánh thần kinh ở lưng để khắc phục tình trạng co rút các cơ. Các phương pháp phục hồi chức năng sau đó sẽ giúp trẻ phục hồi các chứa năng, tăng vận động các cơ, để trẻ có thể tiến tới các mốc vận động bình thường và phòng ngừa sự biến dạng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho trẻ sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm sự co cứng cơ, giảm các triệu chứng hay cử động bất thường.

Thống kê trong năm 2002, các bệnh viện Nhi tại Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 1.300 trẻ em bại não, năm 2003 khoảng 1.141 trẻ bại não (31/8/2004 đã báo cáo) theo dõi được 208 trẻ bại não chỉ được tập phục hồi chức năng kết quả tốt 39 trẻ (18,8%), sau khi phương pháp phục hồi chức năng toàn diện được đưa vào áp dụng, tỷ lệ này đã tăng gấp 4 lần (72,1%). Cho thấy rằng trẻ bại não thể co cứng nếu đánh giá đúng tình trạng và chọn đúng phương pháp điều trị thích hợp thì khả năng phục hồi là rất cao. Liên hệ chúng tôi qua số 0937566333 để có thêm lời khuyên bổ ích!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

51 Bình luận
Cũ Nnhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận