Chậm nói có di truyền không? Giải đáp từ chuyên gia

Chậm nói có di truyền không khiến nhiều phụ huynh thắc mắc khi trong gia đình có tiền sử người mắc chứng chậm nói ở thế hệ trước đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem các chuyên gia lý giải nội dung này như thế nào trong bài viết dưới đây nhé. 

Trẻ mắc chứng chậm nói có di truyền không
Trẻ chậm nói có di truyền không

Chứng chậm nói có di truyền không?

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng chậm nói có  mối liên quan tới các vấn đề về di truyền bởi kết cấu gen. Do đó trong gia đình có tiền sử người  mắc chứng chậm nói thường sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhỏ trong gia đình bị ảnh hưởng. Cụ thể là trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ bao gồm cả nói và viết so với các bạn khác.

Điều này cũng đã được chứng minh bằng hàng loạt các trường hợp xuất hiện trong xã hội như: Ông nội mắc chứng chậm nói thuở nhỏ nhưng đến thế hệ con vẫn phát triển bình thường và đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ đúng thời điểm. Tuy nhiên đến đời thứ ba là cháu thì mặc dù đứa trẻ đã lên 2 tuổi vẫn chưa biết nói thậm chí là các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trước đó từ khi sơ sinh tới khi hai tuổi đều đang phát triển chậm hơn so với mốc phát triển bình thường. Hoặc có những gia đình bố mắc chứng chậm nói khi còn nhỏ và đến đời con đứa trẻ cũng chậm phát triển ngôn ngữ nói hơn so với mốc phát triển bình thường.

Như vậy, với những ví dụ đó chúng ta có thể thấy trẻ em bị mắc chứng chậm nói là vấn đề bị ảnh hưởng bởi cấu trúc gen di truyền. Vấn đề di truyền có thể qua nhiều thế hệ chứ không nhất thiết phải là thế hệ bố sang con. Do đó, khi gia đình có tiền sử người mắc chứng chậm nói thì gia đình nên chú ý đến con và đưa con đến các cơ sở y tế chuyên sâu để thăm khám khi thấy con có những biểu hiện bất thường hoặc có những mốc phát triển chậm hơn bình thường.

Bởi vì, nếu bố mẹ kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám sớm trẻ vẫn có cơ hội được can thiệp và hỗ trợ để cải thiện hoặc phục hồi khả năng nói.Điều đó sẽ giúp cho trẻ không bị bỏ lỡ những cơ hội vàng phát triển cũng như không bị cản trở cho tương lai phát triển sau này.

Gen có mối liên quan đến quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Gen là yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Cách xác định trẻ chậm nói có phải do di truyền

Các chuyên gia khi thăm khám sẽ xác định lý do trẻ chậm nói thông qua một số biểu hiện và các yếu tố liên quan tới vấn đề tiền sử gia đình. Thông qua đó để có nhận định ban đầu về việc trẻ chậm nói do di truyền.

Tuy nhiên, hội chứng chậm nói không chỉ đơn thuần là trẻ khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ mà nó còn kéo theo cả một hệ lụy phía sau: trẻ không có khả năng nói, trẻ tự kỷ … Và nếu trẻ không được can thiệp sớm thì sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của trẻ. Chính vì vậy, ngoài vấn đề xác định thông qua thông tin trao đổi với gia đình thì các chuyên gia vẫn sẽ khuyên các gia đình thực hiện thêm các xét nghiệm về gen.

Và kết quả sàng lọc gen sẽ giúp việc chuẩn đoán về hội chứng chậm nói của trẻ có kết quả chuẩn xác hơn. Từ đó các chuyên gia sẽ có những giải pháp can thiệp phù hợp để can thiệp sớm cho trẻ ngay trong giai đoạn vàng phát triển( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của trẻ để có thể giúp trẻ phát triển đạt được mốc phát triển bình thường.

Chuyên gia kiểm tra các đặc điểm của trẻ chậm nói thông qua các bài test
Chuyên gia kiểm tra các đặc điểm của trẻ chậm nói thông qua các bài test

Lời khuyên của chuyên gia cho các trường hợp trẻ chậm nói

Mặc dù không có giải pháp để ngăn ngừa hoàn toàn cho tình trạng chậm nói xuất hiện ở trẻ do ảnh hưởng của yếu tố gen di truyền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì những trẻ ở trong trường hợp này nếu  được phát hiện và can thiệp sớm thì con vẫn có thể cải thiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp ổn định hơn.

Do vậy, ở những gia đình có tiền sử mắc chứng chậm nói thì nguy cơ cao trẻ nhỏ trong gia đình sẽ mắc chậm nói. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên gia đình nên:

  • Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bất thường
  • Theo dõi các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng giai đoạn.
  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thường xuyên để có hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên các gia đình có con chậm nói nên cho trẻ can thiệp các giải pháp âm ngữ trị liệu bởi giải pháp này có thể giúp trẻ cải thiện và có thể sử dụng ngôn ngữ tốt . Trong đó các chuyên gia khuyên cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để trẻ được thực hiện các biện pháp can thiệp theo đúng quy chuẩn nhằm đem lại hiệu quả tích cực và đảm bảo cho trẻ bắt kịp được các mốc phát triển quan trọng

Trẻ được các cô hỗ trợ tập vật lý trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng
Trẻ được các cô hỗ trợ tập vật lý trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng

Như vậy trẻ chậm nói có mang yếu tố di truyền nên khi gia đình có tiền sử người thân chậm phát triển ngôn ngữ thì trẻ chắc sẽ có nguy cơ cao. Do đó khi làm các xét nghiệm sàng lọc về vấn đề chậm nói của con cần phải thông báo ngay vấn đề này cho các chuyên gia có nắm bắt.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận